Top 10 món đồ chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích

Ngày xưa những món đồ chơi của trẻ em được làm ra rất đơn giản và không hề bắt mắt. Những món đồ chơi hiện đại dần thay thế chúng với sự phát triển của xã hội. Dù vậy, trải qua thời gian bao nhiêu lâu, trò chơi dân gian vẫn giữ được những giá trị của nó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua những món đồ chơi dân gian cho trẻ mầm mon đã là một phần kí ức đẹp của hàng triệu người Việt.

Đồ chơi dân gian cũng là những đồ vật thuộc phạm trù nghệ thuật tạo hình dân gian. Những món đồ chơi thông minh dân gian là minh chứng rõ ràng nhất cho sự khéo léo và óc sáng tạo của người Việt. Tính chất và kỹ thuật làm những đồ vật ấy rất đa dạng, từ đơn giản, mộc mạc đến phức tạp, cầu kì. Bằng tre chúng ta có đèn lồng, con diều, con rối, mặt nạ,… Bằng đất nung, đất sét ta có pháo đất, tượng đất sét,… Và còn rất nhiều sản phẩm khác với những nguyên liệu quen thuộc ta có thể thấy ở khắp làng quê Việt Nam.

Những món đồ chơi dân gian cho trẻ mầm non phổ biến

Ném vòng cổ chai

Trẻ em chơi trò chơi ném vòng
Trẻ em chơi trò chơi ném vòng

Có thể dùng các chai nước đã uống hết để làm mục tiêu. Sau đó dùng những mảnh tre uốn thành các vòng nhỏ làm sao lọt được qua chiếc cổ chai. Muốn chúng trở nên sinh động và đẹp mắt có thể lấy giấy màu cuốn quanh chai và vòng để tăng sức hút với trẻ nhỏ. Sau đó hướng dẫn trẻ đứng ở một vị trí nhất định ném các vòng tròn vào cổ chai. Tuy rất đơn giản nhưng trò này cũng yêu cầu rất nhiều kỹ năng của bé.

Sự khéo léo của đôi tay, tinh tường đôi mắt, đôi khi nếu tốt hơn bé có thể tính toán được lực ném sao cho phù hợp để vòng có thể lọt qua cổ chai.

Chơi ô ăn quan

Trẻ em chơi ô ăn quan
Trẻ em chơi ô ăn quan

Đây cũng là trờ chơi rất dễ tìm kiếm và sử dụng. Bạn chỉ cần có một vị trí bằng phẳng nhỏ để bạn có thể kẻ 1 hình chữ nhật to và chia đểu thành 10 ô nhỏ, hai đầu chữ nhật được vẽ hình vòng cung. Mỗi ô để 5 viên đá nhỏ bằng nhau, hai viên đá to là quan để mỗi hình vòng cung 1 viên. Hai người hai bên và lần lượt nhặt các viên trong mỗi ô chia đều theo chiều đi của bảng đã kẻ. Viên đá cuối cùng dừng lại nếu bạn ô tiếp theo có đá sẽ tiếp tục nhặt và chia vào các ô.

Lượt chỉ dùng lại khi viên đá cuối cùng cách 1 ô trống và bạn sẽ được ăn ô có đá tiếp theo, còn nếu rỗng 2 ô thì đến lượt người tiếp theo. Người thắng sẽ là người ăn được nhiều viên bị hơn sau khi ăn được quan đối phương.

Đèn lồng

Đồ chơi làm đèn lồng cho bé
Đồ chơi làm đèn lồng cho bé

Là một loại đồ chơi dân gian cho trẻ mầm non rất tốt và có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Thường là dùng thiếp cuốn vòng quanh lại. Sau đó là trang trí màu sắc thêm để trông sinh động hơn. Buộc một đầu dây vào cành cây, vậy là có chiếc đèn lồng xinh xắn cho bé rồi.

Quanh gánh

Đồ chơi quanh gách
Đồ chơi quanh gách

Xưa kia ông bà ta không còn xa lạ với đôi quang gánh. Trẻ em cũng học theo cách mà bố mẹ làm để học theo. Và sau đó tạo ra những chiếc quang gánh bé xinh để chơi. Hiện nay, dường như mọi người đã thay thế những dụng cụ này bằng những dụng cụ hiện đại hơn. Nhưng không đánh mất đi bản sắc và muốn trẻ em hiểu rõ hơn. Các cô ở trường có thể tạo ra những chiếc quang gánh xinh xắn, nhiều màu sắc chắc chắn cũng là sức hút không thể thiếu trong tuổi thơ của bé.

Đánh quay

Trò chơi đánh quay ( đánh cù )
Trò chơi đánh quay ( đánh cù )

Trò chơi này thường dành cho con trai. Chơi từ hai người trở lên. Nếu đông thì càng nhộn nhịp và hấp dẫn hơn. Con quay được làm từ gỗ, được gọt đẽo tỉ mỉ tạo thành trụ tròn và đáy có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây chắc chắn, quấn lấn lượt từ trên xuống dưới chân con quay và khéo léo kéo dây để con quay quay theo ý của mình.

Dây kéo co

Dây thừng kéo co
Dây thừng kéo co

Đồ chơi này rất dễ tìm, chỉ cần một đoạn dây thừng dài là có thể tổ chức chơi cho các bé. Luật chơi cũng rất dễ, buộc một mảnh vải đánh dấu điểm ở giữa. Chia các bé thành 2 đội bằng nhau. Đội nào kéo được mảnh vải buộc trên sợi dây về phía mình qua vạch chia bằng nhau thì là đội thắng. Đồ chơi này rèn luyện các con tính đoàn kết và cần một thể lực rất tốt.

Nhảy sạp

Trò chơi nhảy sạp dân gian
Trò chơi nhảy sạp dân gian

Đồ chơi này cần những cây tre có độ dài bằng nhau. Tầm khoảng 6-8 cây, tùy thuộc vào nhóm bé chơi có đông hay không. Sau đó bé sẽ được nhảy theo điệu nhạc và những đội khác sẽ nhấc những thanh tre này theo nhạc. Thật nhịp nhàng, uyển chuyển, tạo thành một điệu múa vô cùng đặc sắc của các bé vùng núi phía bắc. Hiện nay nó trở nên phổ biến hơn ở toàn Việt Nam.

Cà kheo

Đồ chơi dân gian cà kheo
Đồ chơi dân gian cà kheo

Bộ đồ chơi này thường dành cho các bé tầm 4-5 tuổi ở trường mồm non nhiều hơn. Đây sẽ là một món đổ chơi đầy thử thách với các bé. Nó được làm từ những cây tre được cắt thành các đoạn ngắn. Sau đó đục lỗ ở phần giữa. Đút một đoạn tre ngắn vào để thành khớp đủ cứng để có thể đứng trên đó. Loại đồ chơi này rèn cho các bé cách giữ thăng bằng trên cao rất tốt. Bé chỉ cần rèn luyện vài lần là có thể vượt qua được thử thách thú vị này.

Quả bóng bằng vải

Cách làm đồ chơi quả bóng bằng vải dễ thương
Cách làm đồ chơi quả bóng bằng vải dễ thương

Quả bóng bằng vải này rất phù hợp cho các bé mầm non, lứa tuổi nào cũng có thể chơi nó. Dùng các miếng cải vụn khâu lại thật chặt để tạo thành hình quả bóng. Sau đó nhồi bông hoặc vả vụn vào và khâu khít lại. Tạo thành những quả bóng xinh xắn, đầy màu sắc. Những quả bóng này sẽ vô cùng an toàn cho bé.

Cướp cờ là một món đồ chơi dễ làm nhất cho bé mầm non

Trò chơi cướp cờ vui vẻ dễ chơi
Trò chơi cướp cờ vui vẻ dễ chơi

Rất đơn giản, Bạn chỉ cần làm những chiếc cờ nhỏ cho bé bằng những thanh tre vót thật đẹp sau đó dán hình lá cờ vào thanh tre. Tiếp đó làm một hộp đựng cờ. Để hộp đựng cờ và những chiếc cờ ở giữa một vòng tròn đã vẽ sẵn. Các cô sẽ chia các bé thành các đội bằng nhau. Lần lượt mỗi đội cử một người lên để cướp cờ. Với trò chơi này bé được rèn luyện thể lực, sự nhanh nhẹn và linh hoạt

Thật sự những món đồ chơi dân gian rất đơn giản, tuy nhiên nó đem lại những lợi ích vô cùng lớn đối với trẻ mầm non. Nó giúp trẻ phát triển toàn dienj từ thể lực, trí tuệ và khả năng ngôn ngữ. Với sự kết hợp những trò chơi dân gian khác, kết hợp những bài đồng giao. Thật sự những món đồ chơi dân gian không hề thua kém những đồ chơi ngoại nhập. Chúng ta nên giữ gìn và bảo vệ cũng như phát huy tối đa ngay từ khi trẻ vẫn còn học ở mầm non.

Lợi ích của đồ chơi dân gian cho trẻ mầm non

  • Thông thường, các trò chơi dân gian góp phần nào đó nhằm phát triển các kỹ năng toàn diện hơn cho trẻ em. Và trong đó, sự phát triển ngôn ngữ được xem là sự phát triển quan trọng trong mỗi trò chơi dân gian.
  • Đa số những trò chơi dân gian thường sẽ gắn liền với những bài ca dao, đồng dao, … và có rất nhiều loại trò chơi dân gian vừa mang tính sáng tạo nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ, mà vừa còn mang tính vận động để tăng cường sức khỏe, thể lực. Thêm vào đó, sự phong phú và đa dạng của các trò chơi dân gian cũng giúp cho trẻ có thể trải nghiệm nhiều hơn, giúp trẻ không bị nhàm chán, tẻ nhạt.
  • Hầu hết các trò chơi dân gian hiện nay đều sẽ là những trò chơi được chơi theo tập thể. Thế nên, góp phần tạo sự đoàn kết và gắn kết giữa nhiều người chơi với nhau. Thêm vào đó, có một số trò chơi còn yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các người chơi.
  • Do đó mà mọi người có thể xây dựng một kế hoạch hợp lý nếu muốn giành chiến thắng. Đồng thời, qua những trò chơi tập thể như thế mà trẻ em có thể biết được hình thức hợp tác, chia sẻ nhiệm vụ và còn biết chịu trách nhiệm việc mình làm, yêu thương nhau hơn nữa.
  • Hầu hết các trò chơi điện tử hiện nay đều có tính bạo lực, chém giết lẫn nhau. Vì vậy nếu trẻ em tiếp xúc với các trò chơi điện tử sớm và trải nghiệm lâu dài thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách của đa số trẻ em. Bởi trẻ nhỏ thường hay có tính bắt chước và sự non nớt học hỏi của trẻ là rất lớn. Do đó, những người lớn cần phải tổ chức các trò chơi dân gian lành mạnh để không ảnh hưởng tác động xấu đến trẻ.

Trên đây là bài viết tổng hợp cách chơi 10 trò chơi dân gian Việt Nam dành cho trẻ em hoặc các dịp Hội làng, lễ Tết. Hy vọng bài viết của https://nhutinhyeucuame.com/  sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa cũng như các trò chơi truyền thống của Việt Nam.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *