Tiêm chủng cho trẻ và 7 điều ba mẹ cần biết khi cho bé đi tiêm chủng

Tiêm chủng là việc đưa chất kháng nguyên vào cơ thể (vắc xin), nhằm kích thích hệ thống miễn dịch nhằm phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh. Nếu mẹ đang băn khoăn và chưa hiểu hết về tiêm chủng cho trẻ, hãy cùng nhutinhyeucuame tham khảo qua bài viết ngay sau đây để có kinh nghiệm trong việc tiêm chủng cho bé nhà mình.

Tiêm chủng cho trẻ là gì

Tiêm chủng cho trẻ
Tiêm chủng cho trẻ

Jenner được coi là người sáng lập vắc-xin ở phương Tây vào năm 1796, sau khi ông tiêm cho một cậu bé 13 tuổi bị nhiễm virus vaccinia (đậu bò) và chứng minh khả năng miễn dịch đối với bệnh đậu mùa. Năm 1798, vắc-xin đậu mùa đầu tiên được phát triển. Nhờ có sự phát triển của vắc xin loài người đã thực sự có được một loại vũ khí sắc bén, hữu hiệu để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

  • Tiêm chủng mở rộng: Là triển khai trên phạm vi cả nước với đầu tiên là 6 loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt. Sau đó được bổ sung thêm vacxin 5 trong 1.
  • Bản chất của Vắc xin: Là một chế phẩm sinh học đặc biệt có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh, hoặc độc tố của chúng, hoặc do tổng hợp sinh học đã được bào chế. Đã làm mất khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể bảo vệ.
  • Phản ứng sau tiêm vắc xin: Được quy định là “bất kỳ sự kiện sức khỏe bất thường nào xảy ra sau tiêm chủng có thể liên quan đến tiêm chủng hoặc không liên quan đến tiêm chủng”.

Các nguyên nhân tử vong sau tiêm chủng

  • Nhóm nguyên nhân do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác.
  • Nhóm nguyên nhân do phản ứng quá mẫn cá thể đối với vắcxin (rất ít).
  • Nhóm nguyên nhân do chất lượng vắcxin không đạt yêu cầu.
  • Nhóm nguyên nhân do sai sót trong thực hành tiêm chủng.
  • Không rõ nguyên nhân.

Không nên đưa trẻ đi tiêm chủng khi nào

  • Trẻ đang sốt cao trên 38.5 độ C, đặc biệt sốt cao co giật.
  • Trẻ bị động kinh cũng không nên đưa trẻ đi tiêm.
  • Trẻ đang điều trị bằng các thuốc có corticoide và thuốc ức chế miễn dịch.

Những trường hợp vẫn có thể đưa trẻ đi tiêm chủng

  • Trẻ có tiền sử dị ứng, hen (trừ khi dị ứng với vắc xin)
  • Ốm nhẹ: viêm hô hấp trên, tiêu chảy nhẹ (hay sốt dưới 38.5 độ C)
  • Đang điều trị các thuốc kháng sinh
  • Nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV
  • Đã hoặc sắp phẫu thuật
  • Suy dinh dưỡng, có tiền sử bệnh lý nào đó.
Lịch tiêm chủng mở rộng
Lịch tiêm chủng mở rộng

Xem thêm: Lang ben ở mặt là gì, 6 cách điều trị lang ben tại nhà hiệu quả

Tiêm chủng tự nguyện là như thế nào

Tiêm chủng tự nguyện là tiêm các vắc xin cho các bệnh khác ngoài TCMR, khi có dịch theo mùa, hay đột xuất theo chương trình phòng chống dịch bệnh. Ví dụ:

  • Tiêm phòng cúm ở những người có nguy cơ cao và dễ biến chứng như trẻ suy dinh dưỡng, người già …
  • Tiêm phòng Sởi – Quai bị – Rubella cho trẻ lúc 12 tháng tuổi mũi 1 và nhắc lại mũi 2 lúc 4 – 12 tuổi.
  • HIB (Hemophylus influenza type B): Dùng để tăng miễn dịch với vi khuẩn gây viêm màng não mủ type B, viêm nắp thanh quản, viêm khớp…

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

  • Giữ gìn phiếu/sổ tiêm chủng để theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ.
  • Cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng. Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 – 48 giờ sau tiêm chủng.
  • Cần theo dõi: tinh thần, tình trạng ăn, ngủ, dấu hiệu về nhịp thở, nhiệt độ, phát ban, các biểu hiện tại chỗ tiêm.
  • Tốt nhất nên để qua 1 – 2 ngày rồi tắm. Có thể dùng khăn ấm, lau sạch cơ thể bé là được.
  • Không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên chỗ tiêm.
  • Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ và theo dõi và chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Phản ứng thông thường sau khi tiêm vacxin

  • Đau tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ.
  • Sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C), có thể quấy khóc, kém ăn.
  • Một số vắc xin (như sởi – rubella có thể có phát ban 7 – 10 ngày sau tiêm chủng, chiếm khoảng 2% các trường hợp).

Khi nào cần đưa trẻ đến Bác sĩ

Sau khi tiêm chủng nếu trẻ bị sốt cao (trên 39°C) mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới Bác sĩ
Sau khi tiêm chủng nếu trẻ bị sốt cao (trên 39°C) mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới Bác sĩ
  • Trẻ bị sốt cao (trên 39°C),
  • Trẻ bị co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét,
  • Bú kém hẳn, quấy khóc kéo dài, hoặc bỏ bú,
  • Phát ban, tím tái, khó thở,
  • Sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm…

Nguyên tắc chung cho tiêm chủng an toàn

  • Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng.
  • Cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.
  • Chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của bé như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.
  • Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm chủng

  • Tôn trọng sự mệt nhọc của trẻ, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc và kém bú, lười ăn, không ép ăn khi bé không muốn ăn.
  • Tạo môi trường dễ chịu, yên tĩnh với ánh sáng và nhiệt độ phù hợp khi cho bé ăn.
  • Chia nhiều bữa nhỏ, chọn thời điểm thích hợp nhất để cho ăn. Nhận biết tín hiệu khi nào bé đói và khi nào cần dừng lại.
  • Chọn thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu, giúp tiêu hoa nhanh để cung cấp dưỡng chất cho bé, mùi vị nhẹ nhàng không gây ấn tượng mạnh làm bé sợ. Sữa dê công thức là giải pháp rất phù hợp mẹ nên cân nhắc.

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi tiêm chủng

1, Vacxin 5 trong 1 có mấy loại? Phòng những bệnh gì?

2 loại vacxin 5 trong 1
2 loại vacxin 5 trong 1

Xem thêm: TOP 5 cách chữa nấm móng tay bằng phương pháp dân gian hiệu quả

  • Có 2 loại chính là Pentaxim (Pháp) và Quinvaxem (Hàn Quốc). Ngoài ra có một số loại từ các nước khác.
  • Quinvaxem nằm trong ch/trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được Nhà nước tài trợ (miễn phí).
  • Phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B.

2, Vacxin 5 trong 1 tiêm mấy mũi?

  • 3 mũi cơ bản: Tiêm tại thời điểm 2, 3 và 4 tháng.
  • Mũi tiêm nhắc lại: Tiêm khi trẻ được 12 đến 24 tháng tuổi

3, Vắc xin phòng cúm có thể bảo vệ trẻ từ mấy tháng tuổi: khi trẻ 6 tháng.

4, Vắc xin thủy đậu có thể phòng bệnh cho trẻ từ mấy tháng tuổi: 12 tháng.

5, Vắc xin phối hợp 6 trong 1 phòng 6 bệnh nào: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và VMNM do Hib

6, Trẻ em cần tiêm vắc xin phòng những bệnh nào từ 6 đến 24 thánh tuổi: Cúm – Thủy đậu – Sởi , quai bị, rubella – Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt – Viêm gan siêu vi B – bệnh do Hib – Viêm não Nhật Bản B

Hiện nay nhiều cha mẹ vì lo lắng sợ hãi mà không cho con đi tiêm chủng dẫn đến tỷ lệ các bé mắc bệnh truyền nhiễm gia tăng, khó kiểm soát. Vậy hãy cũng nhutinhyeucuame.com nuôi con một cách hiểu biết, để con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện qua năm tháng.

Bài viết liên quan:

3 phương pháp dân gian giúp đánh bay bệnh ghẻ

Cách chữa hắc lào bằng nước điếu hiệu quả

3 công dụng của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *