Tại sao sữa mẹ loãng và 8 cách để cải thiện chất lượng sữa mẹ

Nhiều bà mẹ trong thời gian cho con bú nhận thấy sữa mẹ loãng nên thường lo lắng con bị thiếu chất, lớn chậm và kém phát triển hơn. Vậy tình trạng sữa mẹ loãng nguyên nhân do đâu và nó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của con không? Nên ăn gì để sữa mẹ đặc hơn? Bài viết sau đây, Nhutinhyeucuame sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên một cách chi tiết nhất để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu nhất của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Chính vì vậy, các bác sĩ và chuyên gia y tế đều khuyên mẹ cho con bú từ khi lọt lòng và kéo dài tới tháng thứ 24. Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ gồm: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, kháng thể thụ động, men, khoáng chất và hormone.

Protein

Sữa mẹ chứa hàm lượng dinh dưỡng protein cao
Sữa mẹ chứa hàm lượng dinh dưỡng protein cao

Protein trong sữa mẹ cung cấp các amino-acid cho bé, tạo kháng thể và kích thích tăng trưởng xương và cơ cho bé. Đồng thời nó cũng làm dung môi cho hormone hoạt động và tạo men. Protein trong sữa mẹ gồm 2 loại: 40% Casein  protein và 60% Whey protein.

  • Casein protein: protein loại này có chức năng chính là cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu hoá, hấp thụ; kết tủa dạng mềm như đậu phụ trong ruột bé.
  • Whey protein: gồm lysozyme, immunoglobulin, a-lactalbumin,… Whey protein ở dạng lỏng, giúp bé dễ tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng, hoàn chỉnh niêm mạc ruột và tạo kháng thể. Đồng thời nó còn có chức năng đào thải cặn bã, chất độc, chất dư thừa, tế bào lạ, bảo vệ cơ thể.

Carbohydrate

Carbohydrate hay bột đường là thành phần chiếm khá nhiều trong sữa mẹ, chủ yếu là đường lactose, cung cấp tới 40% năng lượng cho bé. Ngoài ra, còn có oligosaccharide. Nó và lactose là 2 carbohydrate quan trọng nhất của sữa mẹ để hỗ trợ não bộ phát triển và củng cố hệ đường ruột khỏe mạnh hơn.

Chất béo

Trong thành phần của sữa mẹ, chất béo chiếm vai trò chủ đạo và quan trọng. Nó cung cấp tới 50% năng lượng cho bé mỗi ngày. Chất béo có trong sữa mẹ chủ yếu là các acid béo dài và triglyceride. Các chất này có tác dụng hỗ trợ phát triển não bộ, võng mạc, mô thần kinh và hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó thành phần acid béo ngắn như MHO có vai trò như chất xơ để đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Đồng thời chất béo cũng là môi trường dung môi quan trọng để con hấp thụ các vitamin.

Kháng thể thụ động

Kháng thể thụ động là hoạt chất thiết yếu mà sữa công thức không thể có được
Kháng thể thụ động là hoạt chất thiết yếu mà sữa công thức không thể có được

Xem thêm: Bật mí 5 điều cần biết nếu cho con bú khi mang thai

Thành phần kháng thể thụ động trong sữa mẹ chính là lá chắn bảo vệ con khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Theo dòng sữa mẹ, hàng triệu bạch cầu sống và globulin đi vào cơ thể mẹ để tăng khả năng miễn dịch của con.

Vitamin và khoáng chất

Sắt, selen và canxi là các khoáng chất chứa nhiều trong sữa mẹ. Chúng giúp bộ xương và răng của con thêm chắc khỏe, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và phát triển trí não. Trong sữa mẹ cũng chứa các vitamin A, C… để giúp con hấp thụ các khoáng chất tốt hơn.

Men và hormone

Các men tiêu hóa amylase, lipase và hormone oxytocin, thyroid, prolactin là thành phần mà sữa mẹ chứa nhiều. Chúng có vai trò làm tăng sức khỏe đường ruột, cân bằng hoạt động sinh hoá. Đặc biệt các men và hormone này có thể bị ảnh hưởng theo các thực phẩm mà mẹ ăn, làm thay đổi mùi vị sữa.

Tại sao sữa mẹ loãng

Nước là thành phần chiếm tới 90% trong sữa mẹ. Thời gian đầu, sữa thường chứa nhiều nước, protein và lactose nên rất trong và có cảm giác loãng hơn. Còn sữa về sau tiết sau cữ thì đặc hơn do dồi dào vi khoáng, chất béo.

Sữa mẹ loãng là hiện tượng bình thường do hoạt động tiết sữa của tuyến sữa
Sữa mẹ loãng là hiện tượng bình thường do hoạt động tiết sữa của tuyến sữa

Theo các bác sĩ và chuyên gia, chất lượng sữa giữa các bà mẹ hầu hết không khác biệt, dù sữa ít hay nhiều hoặc đặc hay loãng. Bên cạnh đó, việc sữa đặc hay loãng còn phụ thuộc vào cơ địa của mẹ, không phải mẹ cứ ăn thật nhiều những thực phẩm lợi sữa thì sữa sẽ đặc lên.

Đồng thời lúc nào sữa đầu cũng loãng và trong hơn sữa sau. Chính vì vậy các bác sĩ thường khuyên mẹ cho con bú trong khoảng từ 15 đến 20 phút để con bú tới phần sữa đặc hơn.

Ngoài ra, chất lượng nguồn sữa mẹ cũng có thể bị giảm nếu mẹ bị bệnh hoặc ăn phải thức ăn chứa chất độc hại. Do vậy việc sữa mẹ loãng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nên mẹ không cần quá lo lắng về điều này.

Sữa mẹ loãng có đảm bảo đủ chất cho con không

Sữa mẹ được tiết ra dưới 2 dạng là sữa đầu và sữa cuối. Mỗi loại sữa lại có đặc điểm dinh dưỡng riêng.

Sữa đầu

Đây là phần sữa mẹ tiết ra trong vòng 10 phút đầu của giai đoạn cho con bú. Sữa lúc này trong và loãng giống nước vo gạo nên nhiều mẹ thường lo lắng về hiện tượng sữa mẹ loãng lúc này. Tuy vậy, thành phần sữa dù loãng nhưng vẫn có đầy đủ dưỡng chất như vitamin, protein, khoáng và nước cho bé.

Sữa cuối

Sữa cuối là phần sữa tiết ra sau phần sữa đầu. Lúc này, bên cạnh nguồn dinh dưỡng như sữa đầu, sữa mẹ còn có thêm chất béo, protein nên thường đặc và có màu sắc hơi vàng. Đây là phần sữa quan trọng cho sự phát triển ổn định và khoẻ mạnh của con.

Sữa mẹ loãng lúc đầu và đặc hơn lúc cuối trong các bữa ăn của bé
Sữa mẹ loãng lúc đầu và đặc hơn lúc cuối trong các bữa ăn của bé

Sữa mẹ dù loãng hay đặc cũng đều có tác dụng như nhau và đảm bảo tương tự nhau về thành phần dinh dưỡng. Bởi vậy, quan điểm sữa mẹ loãng nghèo dinh dưỡng nên con chậm lớn, lâu tăng cân là hoàn toàn không phải. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hấp thụ của bé và môi trường sống xung quanh con có lành mạnh và tốt để con phát triển hay không.

Làm thế nào để cải thiện chất lượng sữa mẹ

Làm sao để sữa mẹ về nhiều và luôn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cao cho bé. Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thay đổi thói quen sinh hoạt cho khoa học, hợp lý. Vậy đâu là thực phẩm hay đồ uống lợi sữa tốt cho cả mẹ và bé?

Tăng cường dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng tốt nhất để mẹ tăng chất lượng sữa, sánh đặc và thơm ngon là bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm quan trọng. Vậy ăn gì để sữa mẹ đặc và không còn hiện tượng sữa mẹ loãng?

Rau xanh, trái cây

Rau xanh và trái cây là thực phẩm cần bổ sung nhiều để giảm tình trạng sữa mẹ loãng
Rau xanh và trái cây là thực phẩm cần bổ sung nhiều để giảm tình trạng sữa mẹ loãng

Rau xanh và trái cây là thực phẩm quan trọng để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào cho mẹ. Bên cạnh đó mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại ngũ cốc lợi sữa và hạt như mè, vừng, các loại đậu, gạo lứt, yến mạch, quả óc chó,…

Bổ sung DHA

Thịt, cá là thực phẩm có hàm lượng iot, đạm dồi dào, cung cấp nguồn DHA lớn cho cả mẹ và bé. Mẹ nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm này để đảm bảo các loại dưỡng chất trên khiến sữa sánh đặc và thơm ngon hơn, sữa mẹ loãng giảm xuống.

Bổ sung canxi

Canxi là khoáng chất vô cùng quan trọng đối với mẹ và bé trong giai đoạn này. Với mẹ canxi được bổ sung để tránh loãng xương, còn với bé canxi có tác dụng phát triển hệ xương và răng. Vì vậy, mẹ nên chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi như hải sản, các rau có màu xanh như cải, súp lơ, các loại đậu,… Đồng thời mẹ nên uống thêm sữa và bổ sung canxi tổng hợp để tránh bị thiếu khoáng chất này.

Nước

Uống nước đầy đủ giúp tuyến sữa chuyển hoá các chất dinh dưỡng tốt, sữa mẹ loãng giảm
Uống nước đầy đủ giúp tuyến sữa chuyển hoá các chất dinh dưỡng tốt, sữa mẹ loãng giảm

Nước là thành phần rất quan trọng để tạo nguồn sữa dồi dào cho con. Do vậy, mẹ cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Mẹ có thể bổ sung nước thông qua nước trái cây, sữa, hoa quả,…

Chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học

Không chỉ phải đảm bảo dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học cũng rất cần thiết để nguồn sữa mẹ tiết ra nhiều và đặc hơn. Chính vì vậy mà ngoài ăn gì để sữa mẹ đặc hơn thì sản phụ cũng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt.

Đảm bảo nghỉ ngơi đủ

Sinh con là việc khiến mẹ rất mệt mỏi và kiệt sức. Nếu mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu và rất khó lấy lại tình trạng sức khoẻ trước kia. Đồng thời điều này cũng gây ảnh hưởng khá lớn tới nguồn sữa cho con như có thể bị ít sữa, sữa không đều,…

Chỉ khi cơ thể mẹ được nghỉ ngơi và điều dưỡng đầy đủ thì nguồn sữa cho con mới dồi dào và chất lượng. Đặc biệt, sữa mẹ loãng cũng có thể được cải thiện nếu tâm lý mẹ thoải mái, vui vẻ.

Cho con bú thường xuyên và đúng cách

Cho con bú lâu sẽ giúp con hấp thụ cả phần sữa mẹ loãng và phần sữa mẹ đặc lúc sau
Cho con bú lâu sẽ giúp con hấp thụ cả phần sữa mẹ loãng và phần sữa mẹ đặc lúc sau

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết mất sữa và 6 cách gọi sữa về hiệu quả

Cho con bú thường xuyên nhiều lần trong ngày sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả. Trung bình mẹ nên cho con bú từ 6 đến 12 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất là 15 – 20 phút.

Bên cạnh đó, việc cho con bú đúng cách cũng là điều rất quan trọng. Mẹ nên để cho con bú cạn lần lượt từng bên bầu vú chứ không nên đổi bầu liên tục. Điều này sẽ đảm bảo lượng sữa tiết ra ở 2 bầu vú là đều như nhau, tránh sữa mẹ loãng. Trước và sau mỗi lần cho con bú mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ núm vú để đảm bảo an toàn cho con.

Vận động nhẹ nhàng

Các bài tập vận động nhẹ có thể giúp mẹ tránh khỏi tình trạng mỏi, đau nhức người và thư giãn tinh thần, giảm nguy cơ stress, trầm cảm sau khi sinh. Đồng thời hoạt động này cũng kích thích sữa tiết nhiều hơn, giảm sữa mẹ loãng. Mẹ cũng có thể massage bầu vú để tuyến sữa hoạt động tốt hơn.

Không sử dụng chất kích thích

Chất kích thích khiến sữa mẹ loãng và nghèo dinh dưỡng hơn
Chất kích thích khiến sữa mẹ loãng và nghèo dinh dưỡng hơn

Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia, rượu,… có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tuyến sữa. Bởi vậy mẹ cần tuyệt đối tránh xa chúng trong thời gian khi cho con bú để bảo đảm sữa luôn thơm đặc, ít sữa mẹ loãng và không bị mất sữa khi đang cho con bú.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng với sức khoẻ và sự phát triển của con. Sữa mẹ loãng là hiện tượng không quá đáng ngại và hoàn toàn có thể cải thiện được. Mong rằng với những thông tin bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ an tâm hơn khi gặp phải vấn đề này.

Bài viết liên quan:

2 cách nấu nước đậu đỏ lợi sữa giàu dinh dưỡng tại nha

5 điều cần biết khi sử dụng hạt Ý Dĩ lợi sữa

11 công dụng lợi ích của trà hoa cúc lợi sữa 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *