Nguyên nhân sữa mẹ ít dần & 6 cách kích sữa hiệu quả tại nhà

Nhiều nghiên cứu cho biết sữa mẹ mang đến nguồn dưỡng chất, kháng thể mà mọi loại sữa công thức đều không thể sánh bằng. Thế nhưng sự mơ hồ về tình trạng ít sữa, mất sữa khiến cho trẻ nhỏ phải chịu thiệt thòi không được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Vậy nguyên nhân mẹ ít sữa là do đâu? Sữa mẹ ít dần phải làm sao để gọi sữa mẹ về? Hãy cùng Nhutinhyeucuame giải đáp thắc mắc ngay trong bài viết sau đây!

Nguyên nhân sữa mẹ ít dần

Khi mẹ bị mất sữa, bé sẽ không có đủ cữ ăn và bị đói, quấy khóc nhiều. Mẹ phải thức đêm, mất ngủ trông con càng khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu trẻ chuyển sang dùng sữa công thức đột ngột không thể tránh khỏi rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy. Chưa hết, nuôi con bằng sữa công thức rất tốn kém mà không thể cung cấp cho bé lượng kháng thể dồi dào như trong sữa mẹ.

Sữa mẹ ít dần không đủ cho bé bú dẫn đến quấy khóc
Sữa mẹ ít dần không đủ cho bé bú dẫn đến quấy khóc

Thủ phạm dẫn đến mẹ bị ít sữa dần có thể xuất phát từ một hoặc kết hợp của nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên do hàng đầu dẫn đến tình trạng éo le này.

Tinh thần mẹ quá căng thẳng

Tinh thần tưởng chừng không liên quan nhưng lại là nguyên nhân xếp hàng đầu khiến mẹ ít sữa. Hai hormone quan trọng điều tiết ra sữa gồm ProlactinOxytocin sẽ giảm xuống nếu stress, căng thẳng kéo dài. Hậu quả là mẹ vơi sữa hoặc mất sữa hẳn. Tinh thần là nguyên nhân phổ biến nhưng các mẹ lại lơ là, bỏ qua.

Tâm lý căng thẳng gây vơi sữa dần ở mẹ
Tâm lý căng thẳng gây vơi sữa dần ở mẹ

Xem thêm: Tại sao sữa mẹ loãng và 8 cách để cải thiện chất lượng sữa mẹ

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Mẹ sau sinh bị mất máu khá nhiều, nếu không được bổ sung dinh dưỡng lý tưởng sẽ khiến cơ thể mẹ suy nhược, lâu hồi phục. Đồng thời, sữa mẹ tiết ra ít và giảm cả về chất lượng.

Thêm vào đó, một số mẹ sau sinh còn áp dụng thực đơn kiêng khem quá nhiều cũng không tốt. Mẹ chỉ nên trừ các thực phẩm gây mất sữa ra khỏi thực đơn như: Lá lốt, măng, cà phê, đồ uống chứa cồn, đồ nhiều dầu mỡ…

Sữa mẹ ít dần do ảnh hưởng quá trình sinh nở

Mẹ sau sinh bị sót rau mà không được phát hiện cũng là nguyên nhân khiến nhiều người phải trăn trở sữa mẹ ít dần phải làm sao? Khi rau còn sót trong tử cung, lượng hormone progesterone vẫn còn sẽ làm cản trở tiết sữa mẹ.

Ít sữa, vơi sữa – cảnh báo sót nhau
Ít sữa, vơi sữa – cảnh báo sót nhau

Trường hợp các mẹ sinh non, sinh mổ cũng dễ gặp tình trạng ít sữa, vơi dần sữa sau sinh. Bởi lúc này, cơ thể mẹ chưa hoàn thiện cơ chế sản xuất sữa. Đặc biệt với đối tượng mẹ sinh mổ, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc gây mê gây khó khăn cho hoạt động của tuyến sữa.

Do bé bú ít, ăn không đủ cữ

Trẻ sơ sinh 3 tháng đầu tiên bú ít là do dạ dày của trẻ lúc này còn nhỏ. Nhưng nếu đã lớn hơn mà trẻ vẫn duy trì bú ít thì cơ thể mẹ vô tình lầm tưởng nhu cầu ăn sữa của trẻ ít hơn và “chỉ đạo” tuyến sữa tiết ít hơn.

Sữa mẹ ít dần phải làm sao để khắc phục nhanh chóng

Chỉ cần biết rõ nguyên nhân ít sữa thì các mẹ bỉm sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa và khắc phục nhanh chóng. Những phương pháp đơn giản ngay tại nhà dưới đây là đáp án cho thắc mắc sữa mẹ ít dần phải làm sao?

Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho mẹ bỉm

Chế độ dinh dưỡng là cách để mẹ gọi sữa về dồi dào cho bé đủ cữ ăn. Mẹ không nên kiêng khem quá khắc khổ, chỉ cần kiêng đồ ăn gây mất sữa. Dưới đây là thực phẩm lý tưởng để mẹ ăn uống mỗi ngày:

Bổ sung dưỡng chất để mẹ phục hồi, sữa nhanh về
Bổ sung dưỡng chất để mẹ phục hồi, sữa nhanh về
  • Tinh bột: Cơm trắng, bún, phở, khoai lang…
  • Thực phẩm giàu sắt, kẽm: Thịt lợn, thịt gà vịt, hải sản, trứng sữa, phô mai, đậu tương,…
  • Rau xanh và ngũ cốc: Các loại rau cải, súp lơ, rau ngót rất giàu vitamin. Bên cạnh đó, các loại hạt ngũ cốc bổ sung nội tiết tố giúp cơ thể mẹ tiết nhiều sữa.
  • Uống đủ nước: Nước là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất và tiết sữa mẹ. Vì thế, mẹ cần bổ sung đủ từ 1,5 đến 2 lít nước ấm mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ có thể uống thêm sữa ấm, nước rau củ, ăn canh lợi sữa.

Cho con bú đúng cách

Nếu ít sữa phải làm sao để đủ cho bé bú là băn khoăn của mọi dân chuyên bỉm sữa. Nếu vậy, mẹ hãy bắt đầu bằng việc thay đổi cách cho con bú. Dưới đây là một vài điểm lưu ý mẹ cần ghi nhớ:

  • Mẹ bế bé áp sát vào bụng mẹ, mặt bé quay về núm vú.
  • Phần đầu, lưng và mông của trẻ phải thẳng.
  • Mẹ cho bé ăn nhiều bữa và đủ cữ. Thời gian hợp lý cho 1 cữ là cách 2 – 3 tiếng.
  • Nếu bé bú không hết, mẹ phải dùng tay hoặc máy để vắt và trữ đông sữa.
  • Mẹ không nên tập cho bé bú bình sớm. Nếu bé không bú mẹ thường xuyên, sữa sẽ không được kích thích tiết về.

Nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa căng thẳng

Quá trình sinh nở và nuôi con là một giai đoạn gặp nhiều khó khăn, stress của người phụ nữ. Mẹ mệt mỏi vì bé quấy khóc, thức đêm lại luôn phải lăn tăn trong đầu sữa mẹ ít dần phải làm sao để nhanh chóng căng đầy vú? Trước hết, mẹ cần phải nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ từ 8 đến 10 tiếng hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ rất cần những lời hỏi thăm, sự giúp đỡ của chồng, những người trong gia đình để nhanh chóng vượt qua cơn khủng hoảng, sữa mau về.

Mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn
Mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn

Xem thêm: Bật mí 5 điều cần biết nếu cho con bú khi mang thai

Cuối cùng, mẹ nên đi thăm khám chuyên khoa nếu thấy đau bụng và mất sữa. Có thể mẹ bị sót nhau và cần phải xử lý nhanh chóng để không gây nhiễm trùng nguy hiểm.

Mẹo dân gian gọi sữa về cho mẹ ít sữa hiệu quả

Lời giải hoàn hảo cho băn khoăn sữa mẹ ít dần phải làm sao là những mẹo dân gian được lưu truyền. Ưu điểm của các mẹo vặt này là có độ an toàn cao, không gây hại cho mẹ và bé.

Bí quyết gọi sữa bằng lá mít

Lá mít non là giải pháp gọi sữa về dồi dào mà các bà, các mẹ vẫn thường áp dụng. Theo quan niệm, mẹ sinh con trai dùng 7 lá mít, mẹ sinh con gái dùng 9 lá mít và thực hiện theo những bước sau:

Mẹ sữa căng đầy nhờ áp dụng mẹo gọi sữa bằng lá mít
Mẹ sữa căng đầy nhờ áp dụng mẹo gọi sữa bằng lá mít
  • Đun sôi lá mít với nước sạch.
  • Dùng lược chải đầu nhúng vào nước lá mít còn ấm để chải xung quanh bầu ngực dần về núm vú.
  • Mẹ dùng nước lá mít non còn ấm uống mỗi ngày.
  • Dùng lá mít non hơ nóng và massage bầu ngực của mẹ để kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn.

Bí quyết gọi sữa bằng quả đu đủ xanh

Mẹ ít sữa có thể học hỏi mẹo dân gian gọi sữa bằng quả đu đủ xanh có sẵn trong vườn. Hàm lượng vitamin và protein dồi dào trong loại quả này bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mẹ và kích thích tiết sữa hiệu quả. Dùng đu đủ xanh hầm với giò heo hoặc cá chép vừa thơm ngon lại vừa tăng lượng sữa và hương vị thơm ngon cho bé bú.

Bí quyết gọi sữa bằng lá đinh lăng

Đinh lăng là dược liệu quý trong Đông y xuất hiện trong nhiều bài thuốc lưu truyền. Trong đó, bài thuốc gọi sữa bằng lá đinh lăng cũng giúp xóa tan mọi trăn trở làm sao để sữa về nhiều?

Chế biến Đinh Lăng thành món ngon lợi sữa
Chế biến đinh lăng thành món ngon lợi sữa

Mẹ bỉm dùng lá đinh lăng nấu canh, luộc hoặc hãm như nước chè để uống đều được. Chỉ cần dùng loại lá này kết hợp nghỉ ngơi, massage và thư giãn thì sữa mẹ sẽ nhanh chóng dồi dào trở lại. Chưa hết, giải pháp lợi sữa bằng lá đinh lăng còn có hiệu quả trong trường hợp tắc tia sữa, an thần cho mẹ bỉm. Bên cạnh đó các mẹ cũng có thể tham khảo và sử dụng một số loại trà thảo dược lợi sữa để sữa nhanh về.

Bài viết trên đây, Nhutinhyeucuame đã giúp bạn đọc có câu trả lời sữa mẹ ít dần phải làm sao? Chỉ bằng một vài mẹo nhỏ và áp dụng bài thuốc dân gian an toàn, ít tốn kém, mẹ sẽ nhanh chóng có đủ lượng sữa để cho bé bú. Chúc các mẹ khỏe mạnh, bé ngoan ngoãn!

Bài viết liên quan:

7 cốm lợi sữa cho mẹ sau sinh hiệu quả nhất 2022

2 cách nấu nước đậu đỏ lợi sữa, giàu dinh dưỡng tại nhà

5 thức uống lợi sữa được các chuyên gia khuyên dùng

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *