Dấu hiệu nhận biết mất sữa và 6 cách gọi sữa về hiệu quả

Bị mất sữa sau sinh là hiện tượng rất nhiều bà mẹ gặp phải, điều này khiến bé phải bú sữa ngoài ngay từ khi còn rất nhỏ. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ cả về trí não và thể chất. Vậy nguyên nhân mất sữa sau khi sinh là gì? Cách khắc phục ra sao? Các bà mẹ nên ăn gì trong trường hợp này? Hãy cùng Nhutinhyeucuame tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết cách khắc phụ hiệu quả tình trạng này.

Nguyên nhân mẹ bị mất sữa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bị mất sữa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bị mất sữa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bị mất sữa, bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan. Nắm bắt được ngọn nguồn gây ra vấn đề sẽ giúp mẹ dễ khắc phục việc mất sữa, từ đó giúp lấy lại lượng sữa dồi dào, chất lượng cho con của mình. Hãy cùng tham khảo ngay thông tin dưới đây để tìm ra nguyên nhân.

Nhiễm khuẩn núm vú

Nguyên nhân mất sữa thường gặp chính là do nhiễm khuẩn núm vú khiến vi khuẩn xâm nhập, gây bít tắc tuyến dẫn sữa của mẹ. Lúc này, điều các mẹ cần làm là giữ vệ sinh thật sạch sẽ cho bầu ngực của mình mọi lúc. Mẹ có thể dùng nước ấm và khăn sạch để vệ sinh trước khi cho con bú và nếu bé bú không hết, mẹ nên vắt bớt để tránh sữa vón cục và gây tắc nghẽn.

Bé ít bú sữa mẹ

Có thể bạn chưa biết, prolactin và oxytocin đóng vai trò quyết định trong việc điều tiết lượng sữa mẹ. Lượng oxytocin sẽ được tiết ra nhiều hơn khi bé bú mẹ, và việc này sẽ giúp sữa mẹ ổn định và dồi dào. Còn bé ít bú, nang sữa đầy sẽ feedback để cơ thể tiết ít sữa đi. Vì vậy, “chất xúc tác” giúp sữa tiết ra mạnh mẽ chính là thời gian bé bú sữa mẹ, bé bú càng ít thì khả năng mất sữa sẽ càng cao.

Mẹ bị mất sữa phải làm sao?
Mẹ bị mất sữa phải làm sao?

Trầm cảm, stress

Trạng thái tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến lượng và chất của sữa mẹ. Nếu sau sinh, mẹ liên tục rơi vào stress, trầm cảm, căng thẳng thì lượng sữa sẽ ngày càng ít đi, dẫn đến mất sữa.

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, phản khoa học

Nhiều mẹ sau sinh, trong quá trình ở cữ kiêng khem quá mức hoặc ăn khắc khổ để giảm cân dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và gây tình trạng mất sữa.

Nghỉ ngơi bất hợp lý

Sau sinh, sức khỏe của các mẹ hao hụt đi rất nhiều, vì vậy cần chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi cơ thể. Nếu lao lực trong khoảng thời gian này, cơ thể mẹ sẽ dễ suy nhược, mệt mỏi và ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa.

Chưa có kinh nghiệm nuôi con

Nhiều bà mẹ sinh con ở tuổi quá trẻ và không có người chỉ dạy sẽ rất thiếu kinh nghiệm nuôi con như: tần suất bú, cách vắt sữa và cách cho bé bú chưa đúng. Những điều này có thể khiến lượng sữa ít dần, thậm chí mất hẳn.

Sinh mổ

Do tác dụng phụ của kháng sinh, việc sinh mổ sẽ khiến việc tiết sữa sau sinh của mẹ trở nên khó khăn hơn. Điều này là một trong những nguyên nhân gây mất sữa.

Cho bé bú bình sớm

Nhiều bà mẹ bận rộn và cho bé bú bình sớm, làm bé quen với núm giả và bỏ núm vú của mẹ. Bé ít bú hơn khiến lượng sữa mẹ tiết ít đi và lâu ngày dẫn đến mất sữa.

Mẹ uống ít nước

Uống đủ nước, nhiều nước sẽ giúp mẹ có lượng sữa dồi dào hơn. Nếu mẹ uống quá ít nước sẽ dẫn đến lượng sữa tiết ra cũng ít đi. Ngoài ra, nếu trong thai kỳ, mẹ dùng thuốc đặc trị để chữa bệnh thì cũng ảnh hưởng đến việc tiết sữa sau khi sinh.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bị mất sữa

Dấu hiệu mẹ đang bị tắc sữa là gì?
Dấu hiệu mẹ đang bị tắc sữa là gì?

Xem thêm: 8 Cách cải thiện chất lượng sữa mẹ đơn giản tại nhà

Mất sữa ở mẹ có 2 dạng chủ yếu với dấu hiệu khác nhau mà các chị em cần biết, cụ thể là:

  • Dạng 1: Mẹ có lượng sữa ít hoặc hoàn toàn bị mất sữa. Nếu có thì sữa nhạt, trong kết hợp với đó là bầu vú mềm nhão và nhỏ. Sản phụ còn không có cảm giác căng tức vùng bầu ngực, sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, chậm tiêu, ăn kém. Đôi khi khó thở, đại tiện nát, lỏng, tiểu tiện trong dài và chất lưỡi nhợt.
  • Dạng 2: Bầu vú căng tức vì sữa không thông. Ngực sườn của sản phụ đầy chướng, ăn kém, tinh thần căng thẳng, khó chịu, bực bội, lưỡi có bã vàng mỏng, thậm chí có thể sốt…

Dấu hiệu giả khiến mẹ lầm tưởng bị mất sữa

Rất nhiều sản phụ nghĩ mình bị mất sữa nhưng thực chất lại không phải. Dưới đây sẽ tổng hợp những dấu hiệu giả của việc mất sữa khiến nhiều mẹ lầm tưởng.

Bé có vẻ đói giữa các bữa ăn

Đừng nhầm lẫn việc bé chép miệng sẽ đồng nghĩa với việc bé đang đói. Bởi lẽ, trẻ nhỏ thường rất thích mút và sẽ làm động tác này khi buồn chán, mệt mỏi hay đơn giản chỉ vì bé thích. Và điều này khiến cha mẹ lầm tưởng là bé đang đói và lượng sữa mình tiết ra không đủ.

Đừng nhầm lẫn việc bé chép miệng sẽ đồng nghĩa với việc bé đang đói
Đừng nhầm lẫn việc bé chép miệng sẽ đồng nghĩa với việc bé đang đói

Bé đòi bú nhiều hơn bình thường

Nhu cầu bình thường của trẻ sơ sinh là bú 8-12 lần trong một ngày. Trong đó, buổi tối hoặc các đợt tăng trưởng bé thường bú dày hơn. Các đợt tăng trưởng thường là vào khoảng 2 tuần tuổi, 6 tuần tuổi và 3 tháng tuổi hay bất kỳ thời gian nào tùy thể chất từng bé. Có nghĩa là bé bú để đáp ứng nhu cầu cơ thể trong việc phát triển chứ không phải vì lượng sữa mẹ không đủ.

Bé đòi bú ngay sau cữ bú

Việc bú nhanh sẽ khiến phản xạ sữa xuống dạ dày bé nhanh hơn, tạo cho bé cảm giác no giả. Vì vậy, sau cữ bú, rất nhanh sau đó dạ dày bé tiêu hóa và khiến bé đòi bú trở lại. Các mẹ thường lầm tưởng mình mất sữa và không thể làm no bụng bé.

Bé bú cạn bình sữa sau khi bú mẹ

Cho tới tận 3- 4 tháng tuổi thì bé vẫn giữ phản xạ bú mút mạnh. Phản xạ này được kích hoạt bởi nhiều đồ vật có thể tạo áp lực lên vòng miệng bé như núm vú của mẹ, núm vú giả, núm vú bình sữa, ngón tay của bé hay cha mẹ.

Hiện tượng bé có thể bú cạn bình sữa sau khi bú mẹ có thể là do phản xạ bú mút này. Vì vậy, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường chứ không phải do bé đói, bé thiếu sữa dù đã bú sữa mẹ..

Hiện tượng bé có thể bú cạn bình sữa sau khi bú mẹ có thể là do phản xạ bú mút
Hiện tượng bé có thể bú cạn bình sữa sau khi bú mẹ có thể là do phản xạ bú mút

Bầu vú mẹ không rỉ sữa và ít căng hơn

Có nhiều phụ sản ở những tháng đầu lượng sữa tiết ra rất dồi dào, thậm chí thừa so với nhu cầu của em bé. Lúc này bầu ngực của mẹ thường xuyên rỉ sữa và căng tức. Nên sau khi bé khoảng 6-12 tháng tuổi thì lượng sữa mẹ sẽ được điều chỉnh thích hợp với nhu cầu của bé, dẫn đến ít rỉ sữa và ít căng hơn. Điều này làm nhiều người tưởng mình bị thiếu sữa, mất sữa.

Bé tăng cân chậm và không như mong đợi

Để đánh giá sữa mẹ, cân nặng của bé chính là thứ thể hiện rõ ràng nhất. Tuy nhiên, số đo này có thể khác nhau, sai số lớn ở các lần đo, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, để cân đo chính xác, đánh giá đúng tình trạng sữa mẹ, bạn nên lưu ý trong dụng cụ cân, lúc cân bé đang đói hay no, đã ị hay chưa,…

Bé bú kém

Bé bú kém thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân chứ không phải là do chất lượng sữa mẹ không tốt hoặc ít. Những nguyên nhân phổ biến khiến bé bú kém, bú không đủ là:

  • Không được cho bú thường xuyên, đều đặn và được nuôi bằng sữa công thức quá sớm.
  • Bị tách quá sớm ra khỏi mẹ sau khi sinh.
  • Không ngậm núm vú đúng cách khiến bé không mút được nhiều sữa.
  • Vài ngày sau sinh, trẻ có thể ngủ li bì khiến việc bú sữa mẹ ít. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp vấn đề trong khi mút, khó hút sữa đủ từ núm vú của mẹ.
  • Trẻ sinh thiếu tháng thường gặp nhiều khó khăn trong việc bú sữa.

Cách khắc phục hiện tượng mất sữa giả

Để khắc phục các hiện tượng mất sữa giả ở trên, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:

  • Cho bé bú đều đặn, thường xuyên trong ngày và đừng chờ tới khi bé đói, quấy khóc mới cho bú.
  • Đừng để bé ngủ quá nhiều mà hãy lay bé dậy để bú sữa.
  • Cho bé bú trong tư thế đúng, giúp bé ngậm núm vú đúng, bú sữa đúng cách.
  • Cho bé bú đều hai bên bầu vú trong mỗi cữ bú, chuyển từ bầu vú này sang bầu vú khác khi thấy bé bú chậm hoặc ngừng bú.
  • Tránh dùng sữa công thức, bột dăn dặm sớm cho bé vì dễ khiến bé chán sữa mẹ, ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
  • Hạn chế sử dụng núm vú giả cho bé.

Cách gọi sữa về khi bị mất sữa

Mất sữa không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ khơi lại được nguồn sữa. Tuy nhiên, việc này chỉ được khắc phục nếu khoảng thời gian mất sữa không quá dài. Dưới đây sẽ là một số biện pháp trả lời cho câu hỏi bị mất sữa phải làm sao.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ sẽ giúp tăng cường hoạt động của tuyến sữa mẹ. Các phụ sản cần phải có bữa ăn với đủ các nhóm dưỡng chất, không nên quá kiêng khem hay ăn uống khắc khổ sẽ khiến vấn đề mất sữa ngày càng nghiêm trọng hơn.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ sẽ giúp tăng cường hoạt động của tuyến sữa.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ sẽ giúp tăng cường hoạt động của tuyến sữa.

Xem thêm: Bật mí 7 triệu chứng cho con bú khi đang mang thai

Vậy cụ thể mất sữa ăn gì để khơi lại được nguồn sữa? Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm giúp lợi sữa, tăng nguồn sữa như:

  • Nhóm thịt động vật (thịt bò, giò heo, cá hồi, trứng,…)
  • Rau củ quả như: rau ngót, thiên môn đông, quả sung, đu đủ, khoai lang, thì là…
  • Các loại trái cây như: cam, quýt, bưởi, …
  • Bên cạnh đó một số loại dược liệu có thể có ích trong vấn đề này như: đinh lăng, hạt ý dĩ, chè vằng, quả sung,.. các mẹ có thể tham khảo.

Massage ngực

Massage ngực giúp khắc phục việc mất sữa, kích thích tuyến sữa tại ngực hoạt động
Massage ngực giúp khắc phục việc mất sữa, kích thích tuyến sữa tại ngực hoạt động

Massage ngực giúp thư giãn, kích thích tuyến sữa tại ngực hoạt động. Cách làm hết sức đơn giản, các mẹ chỉ cần dùng một tay nâng ngực rồi ấn nhẹ quanh bầu ngực và xoa đều theo vòng tròn trên ngực khoảng từ 20-30 lần. Các mẹ cần thực hiện đều đặn mỗi ngày vài lần để giúp sữa về nhanh nhất. Đây là một cách chữa mất sữa được nhiều người áp dụng thành công.

Để hiệu quả hơn, các sản phụ cũng có thể kết hợp đặt khăn ấm lên trên bầu ngực để làm tăng lưu thông máu, giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn khi mất sữa. Đừng quên kết hợp với các động tác massage để có tác dụng nhanh nhất nhé!

Chườm nóng

Bạn có thể cho nước nóng vừa phải vào một chai thủy tinh, sau đó chườm quanh ngực để kích thích tuyến sữa hoạt động trở lại. Theo dân gian, bạn có thể dùng nếp nóng vừa nấu xong và thêm 1 ít hành, cho vào bọc khăn để chườm quanh bầu ngực cũng rất tốt khi bị mất sữa.

Cho bé bú nhiều và đều đặn hơn

Làm sao để sữa về nhiều? Chính bé con nhà bạn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, bởi động tác mút vú của mẹ sẽ kích thích cơ thể tiết ra oxytocin – chất nội tiết để giúp sữa ra nhiều và chất lượng hơn. Vì vậy, bạn cần có bé mút núm vú và bú đều đặn hằng ngày để cải thiện trình trạng mất sữa.

Vắt sữa bằng tay hoặc máy vắt sữa

Nếu bé không chịu bú, bạn có thể dùng tay hoặc máy hút sữa để tạo cảm giác như mà bé đang bú, nhằm kích thích tuyến sữa hoạt động. Hiện nay, máy vắt sữa được sử dụng phổ biến bởi tiện lợi và hợp vệ sinh hơn so với vắt bằng tay.

Các mẹ nên tìm mua những máy vắt sữa uy tín, an toàn để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả trong khắc phục việc mất sữa. Mỗi ngày nên hút từ khoảng 8 -10 lần, mỗi lần cách từ 1-2 giờ và kéo dài không quá 15 phút (tránh núm vú bị đau nhức). Chú ý khi dùng máy hút, các mẹ nên đặt áp lực hút từ nhẹ đến trung bình để không làm đau, nóng đỏ, rát núm vú.

Tuy nhiên, cách vắt sữa này chỉ phù hợp với các mẹ bị mất sữa trong thời gian ngắn. Nếu đã bị mất sữa trong thời gian quá lâu, cách này sẽ không hữu hiệu.

Nếu đã bị mất sữa trong thời gian quá lâu, cách vắt sữa sẽ không hiệu quả
Nếu đã bị mất sữa trong thời gian quá lâu, cách vắt sữa sẽ không hiệu quả

Tinh thần vui tươi, lạc quan

Nếu mẹ đang gặp các vấn đề về tâm lý, stress hay trầm cảm thì hãy đến ngay bác sĩ tâm lý để được chữa trị càng sớm càng tốt. Bởi tinh thần, tâm lý của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiết sữa và cả chất lượng sữa. Điều các mẹ cần làm giữ cho đời sống thật vui tươi, thoải mái và tránh những áp lực. Bên cạnh đó mẹ có thể tham khảo và sử dụng các sản phẩm giúp tăng tiết sữa như: cốm lợi sữa, thuốc lợi sữa

Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và giúp các mẹ có thêm thông tin hữu ích về việc mất sữa và cách khắc phục. Hãy nhớ, sữa mẹ là nguồn sữa tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Các mẹ hãy bảo đảm chất và lượng sữa của mình chính để tạo cho bé được những bước đi đầu tiên vững chắc nhất nhé!

Bài viết liên quan:

7 loại bột ngũ cốc lợi sữa tốt nhất 2022

5 thức uống lợi sữa được bán chạy nhất hiện nay

7 trà lợi sữa mà mẹ sau sinh nên biết

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *