Có nên xin sữa từ mẹ khác không và 8 điều các mẹ nên biết

Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ có nồng độ chất dinh dưỡng, giúp con tăng cường sức đề kháng, phòng tránh nhiều loại bệnh. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng may mắn đủ sữa cho con bú. Khi gặp những vấn đề về ít sữa cho con bú hay mắc một bệnh nào đó không thể cho con bú vì sẽ lây bệnh cho con và nhiều mẹ thường nghĩ ngay đến việc xin sữa cho con bú, để con có thể sử dụng hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Tuy nhiên, mẹ thiếu sữa cho con bú có nên xin sữa từ mẹ khác không? Và cần lưu ý những điều sau khi xin sữa mẹ? Tất cả sẽ được nhutinhyeucuame giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sữa mẹ của người khác có thể không phù hợp

Xin sữa mẹ của người khác có thể không phù hợp với độ tuổi con bạn
Xin sữa mẹ của người khác có thể không phù hợp với độ tuổi con bạn

Xem thêm: Làm sao để sữa về nhiều, hướng dẫn mẹ 5 cách kích hiệu quả nhất

Sau khi sinh con, cơ thể mẹ sẽ tiết dòng sữa non quý giá để xây dựng hệ miễn dịch cho con và giúp con không đói khi sữa mẹ chưa về kịp. Sữa mẹ cũng thay đổi theo quá trình phát triển của con để cung cấp kịp thời những chất béo và dinh dưỡng cần thiết trong từng giai đoạn. Cơ thể mẹ sau sinh luôn biết con mình cần gì để đáp ứng kịp thời cho bé.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng cơ thể mẹ điều chỉnh sữa theo giới tính của trẻ. Một số thí nghiệm trên chỉ ra rằng, sữa cho bé trai chứa nhiều chất béo và đạm hơn, sữa đặc và giàu dinh dưỡng hơn, sữa cho bé gái lại nhiều canxi và ít chất béo hơn. Bé trai và bé gái phát triển rất khác nhau nên sữa mẹ cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của con hơn.

Nếu xin sữa mẹ của người khác, con bạn sẽ không có được dưỡng chất phù hợp với độ tuổi và giới tính của con mình. Tuy sự khác nhau giữa sữa cho bé trai và sữa cho bé gái là không lớn nhưng uống sữa mẹ không phù hợp với giới tính của con cũng có những ảnh hưởng nhất định.

Bé sẽ không cảm nhận được sự gắn kết với mẹ

Khi quyết định xin sữa mẹ cho con ngay khi biết mình không có sữa, người mẹ sẽ có tâm lý rằng việc cho con bú là quá khó và người khác sẽ có sữa tốt hơn mình. Điều này sẽ làm cả bé và mẹ đều bỏ lỡ cơ hội kết nối với nhau qua tiếp xúc da chạm da. Bé và mẹ sẽ không có được sự gắn kết bền chặt như khi mẹ cho con bú.

Cho con bú cũng làm cho cơ thể mẹ giải phóng hormone tình yêu oxytocin. Lệ thuộc vào sữa mẹ của người khác sẽ làm mất đi sợi dây gắn kết mẹ con tự nhiên này.

Cơ thể mẹ sẽ giảm tiết sữa nếu không cho con bú

Cơ thể mẹ sẽ giảm tiết sữa nếu không cho con bú (ảnh minh họa)
Cơ thể mẹ sẽ giảm tiết sữa nếu không cho con bú (ảnh minh họa)

Mặc dù mẹ đôi khi cần uống thêm sữa vì cơ thể không sản xuất đủ sữa cho bé nhưng việc phụ thuộc vào sữa mẹ của người khác sẽ làm cho cơ chế sản xuất sữa của mẹ hoạt động chậm lại.

Sản xuất sữa là một mô hình cung và cầu. Điều này có nghĩa là càng cho con bú hoặc hút sữa nhiều thì cơ thể càng sản xuất được nhiều sữa. Nếu đang sử dụng sữa mẹ của người khác để nuôi con, bạn sẽ mất cơ hội kích thích cơ thể sản xuất thêm sữa và dẫn đến việc lượng sữa mẹ ít dần đi.

Dù việc dùng sữa mẹ của người khác có thể có hiệu quả nhất thời nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải tập trung kích thích cơ thể sản xuất sữa bằng cách tiếp tục hút sữa, cố gắng cho con bú và sử dụng các thực phẩm bổ sung như cốm lợi sữa hay thuốc lợi sữa. Bạn đừng quá phụ thuộc vào việc xin sữa mẹ mà làm lượng sữa của mình mất dần nhé.

Không kiểm soát được chất lượng sữa

Đây là một vấn đề lớn khi xin sữa mẹ, thậm chí người cho bạn sữa mẹ là người thân trong gia đình, chất lượng sữa vẫn rất khó kiểm soát. Những rủi ro này tăng lên khi bạn nhận xin sữa mẹ từ một người không quen biết.

Khi cho con bú sữa mẹ, bạn có thể kiểm soát những gì mình nạp vào cơ thể. Khi uống đồ uống chứa cồn hay uống thuốc theo toa, bạn có thể biết được đồ uống hay thuốc đó có an toàn khi cho con bú sữa mẹ không. Khi nhận sữa từ mẹ khác, bạn không biết người mẹ này đã ăn gì, có uống loại thuốc nào gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay không.

Con có thể bị nhiễm trùng khi uống sữa từ mẹ khác

Nếu bị nhiễm trùng như viêm vú hoặc cảm lạnh thông thường, bạn vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng có thể đi qua sữa mẹ nên nếu bạn lấy sữa từ một nguồn không đảm bảo thì có thể con sẽ bị lây nhiễm qua đường sữa đấy.

HIV cũng có thể lây qua sữa mẹ và bác sĩ đã khuyến cáo những phụ nữ bị HIV không nên cho con bú. Ngoài ra, bệnh lao có thể lây qua sữa mẹ nhưng một người phụ nữ đã điều trị lao trong một khoảng thời gian nhất định vẫn có thể cho con bú. Nếu bạn bị nhiễm cytomegalovirus cần được điều trị trước khi cho con bú vì virus này có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Bạn luôn chắc chắn mình đang khỏe mạnh và không bị nhiễm trùng trước khi cho con bú, nhưng không thể biết người cho hay bán sữa cho mình có khỏe mạnh không. Bạn không thể đảm bảo người cung cấp sữa cho mình có những căn bệnh này trước khi hút sữa hay không. Vậy hãy nhớ rằng con có nguy cơ lây nhiễm những bệnh nguy hiểm khi uống sữa mẹ của người khác.

Sữa từ mẹ khác có thể gây dị ứng

Ở Việt Nam, ngân hàng sữa mẹ đầu tiên đã được thành lập tại Đà Nẵng nhưng chưa được các mẹ bỉm sữa quan tâm
Ở Việt Nam, ngân hàng sữa mẹ đầu tiên đã được thành lập tại Đà Nẵng nhưng chưa được các mẹ bỉm sữa quan tâm

Xem thêm: Nguyên nhân gây mất sữa và 6 cách gọi sữa về khi mất sữa

Chế độ ăn của người cho sữa có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé. Đối với những bé có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm, việc cho con bú sữa mẹ của người khác có thể mang tới nguy cơ dị ứng cao cho con đấy.

Dù bạn có thể hỏi người cho sữa để biết khẩu phần ăn của họ, nhưng vẫn không thể kiểm soát tuyệt đối những món họ ăn. Ngay khi xin sữa mẹ từ người quen và bạn có thể biết khá rõ thức ăn của họ, bạn vẫn có nguy cơ bỏ lỡ một số món có thể gây dị ứng cho con.

Sữa mẹ của người khác có thể đã bị pha loãng

Các nhà nghiên cứu cho biết có 10% sữa bò hoặc sữa công thức trộn với sữa mẹ được bán trực tuyến trên các trang web. Điều đó có nghĩa rằng những người bán sữa đã pha sữa mẹ với các chất khác để có thêm lợi nhuận.

Điều quan trọng là các nhà nghiên cứu chỉ thử nghiệm một số sữa nhỏ trên mạng. Nếu họ thử nghiệm tất cả số sữa đó thì tỷ lệ pha trộn đó có thể cao hơn nhiều.

Sữa từ mẹ khác có thể chứa các thuốc không an toàn cho trẻ

Sữa từ mẹ khác dù ít khi chứa những chất gây nghiện như heroin hay concain nhưng người cho sữa có thể đang vô tình sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa không tốt cho trẻ sơ sinh thì cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé rất nhiều.

Thuốc được phân loại dựa trên độ an toàn cho trẻ nếu được truyền qua sữa mẹ, nhưng có rất nhiều loại thuốc chưa bao giờ được thử nghiệm và có thể có tác dụng không tốt đối với trẻ em. Nếu người hiến tặng hoặc bán sữa đang sử dụng một trong những loại thuốc này mà không biết hoặc biết nhưng không nói với mẹ thì con bạn có nguy cơ gặp nguy hiểm đấy.

Như vậy, bài viết trên nhutinhyeucuame đã chia sẻ cho bạn những thông tin về việc có nên xin sữa từ mẹ khác không và những rủi do có thể gây ảnh hưởng cho bé. Hy vọng với nhũng thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc xin sữa mẹ có tốt không và từ đó có những phương pháp giúp sữa mẹ về nhiều và đảm bảo an toàn cho con bú.

Bài viết liên quan:

Top 9 thực phẩm lợi sữa cho mẹ tốt nhất 2022

Top 5 thức uống lợi sữa mà mẹ sau sinh nên biết

5 điều cần biết nếu cho con bú khi mang thai

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *