Bật mí 5 điều cần biết nếu cho con bú khi mang thai

Bạn phát hiện ra mình mang thai bé thứ hai khi vẫn đang cho bé đầu bú. Vậy quá trình cho con bú khi mang thai liệu có an toàn hay không? Bạn nên lưu ý những điều gì, chế độ ăn uống như thế nào khi gặp tình trạng này? Hãy cùng Nhutinhyeucuame tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết ngay dưới đây nhé.

Những triệu chứng mang thai khi đang cho con bú

Nhiều bà mẹ tin rằng, khi đang trong giai đoạn cho con bú thì sẽ không mang thai. Tuy nhiên dưới đây là một số triệu chứng cho thấy có thể bạn đã có thai. Cụ thể các biểu hiện như:

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Dấu hiệu đầu tiên mà bạn nên để ý chính là cơ thể luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, uể oải. Có nghĩa là chỉ vài ngày trước đây bạn vẫn thấy bình thường. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây lại thấy giảm năng lượng một cách rõ rệt. Đặc biệt, có thể ngủ mọi lúc kể cả khi đang ẵm bé bú. Điều này có thể là do mang thai dẫn đến thay đổi nồng độ hormone khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu hơn.

Cơ thể luôn mệt mỏi khó chịu khi mang thai
Cơ thể luôn mệt mỏi khó chịu khi mang thai

Cảm thấy khát nước

Khi đang cho con bú bạn sẽ thường cảm thấy khát nước nhanh hơn do phải tạo nhiều sữa. Tuy nhiên, nếu các mẹ mang thai cũng khiến cơ thể nhanh bị mất nước và thấy khát hơn bình thường.

Núm vú đau và tức ngực

Núm vú bị đau và hay tức ngực thường không phải là do bé bú dẫn đến, mà là vì mang bầu khiến cơ thể thay đổi hormone làm ngực và núm vú bị đau hơn. Do đó hãy lưu ý về triệu chứng này nhé.

Chuột rút thường xuyên

Nếu như bạn cảm thấy ngày càng nhiều lần mình bị chuột rút thì phần lớn là do mang bầu gây ra. Do khi thai vừa mới vào tử cung sẽ xảy ra một số tình trạng không thường thấy trước đây và chuột rút là một trong những tình trang dễ nhận biết nhất.

Thường bị buồn nôn

Các mẹ bỉm sữa mang thai trong giai đoạn cho bé bú thường sẽ bị buồn nôn nhất là lúc sáng sớm. Đặc biệt là khi mang bầu lần 2 thì cảm giác buồn nôn cũng rõ ràng và dữ dội hơn.

Đói nhiều hơn trong ngày

Đói nhiều hơn trong ngày cũng là một dấu hiệu mang thai điển hình. Bởi vì lúc này mẹ bầu vừa phải nuôi một bé trong bụng vửa phải nuôi một bé bên ngoài nên cơ thể sẽ bị mất nhiều dinh dưỡng hơn.

Thay đổi chất lượng của sữa

Nếu quan sát bé của bạn thì sẽ thấy bé có một số báo hiệu rằng chất lượng sữa của mẹ đã giảm. Chẳng hạn như thường khóc vì đói do dinh dưỡng cơ thể người mẹ không đủ nên bé sẽ hay đói hơn.

Ngoài ra, bé cũng ít quan tâm đến sữa mẹ vì hương vị và mùi vị của sữa đã thay đổi do sự thay đổi của hormone. Lượng sữa cũng bắt đầu ít hơn đôi khi là mất sữa đặc biệt là trong khoảng tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ.

Cho con bú khi mang thai liệu có an toàn cho bé trong bụng

Sau khi gặp phải những triệu chứng bên trên bạn đi khám và phát hiện mình đã mang bầu lần thứ 2 khi con đầu còn chưa kịp cai sữa. Thường các mẹ sẽ bắt đầu lo lắng bởi việc vừa mang bầu vừa cho con bú có được hay không. Liệu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của thai nhi trong bụng?

Cho con bú khi mang thai liệu có an toàn

Nhiều người lo sợ rằng khi cho bé bú trong lúc vẫn đang mang thai sẽ khiến cho tử cung bị co bóp, gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Trên thực tế, trong quá trình cho con bú sẽ sản sinh ra một lượng hormone là oxytocin gây co bóp tử cung, nhưng đó chỉ là một lượng rất nhỏ. Do đó, những cơn co bóp này gần như là vô hại và không phải là vấn đề đề quá lớn có thể gây ra tình trạng sảy thai.

Nhiều người lo rằng bé bú trong lúc vẫn đang mang thai sẽ khiến cho tử cung bị co bóp, ảnh hưởng đến bé trong bụng
Nhiều người lo rằng bé bú trong lúc vẫn đang mang thai sẽ khiến cho tử cung bị co bóp, ảnh hưởng đến bé trong bụng

Ngoài ra, một lượng nhỏ hormone này sẽ được di chuyển vào sữa mẹ nhưng tất nhiên cũng sẽ không ảnh hưởng đến bé đang bú sữa. Do vậy, về cơ bản thì cho con bú khi mang thai là an toàn, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều nhé.

Liệu bé đã đủ lớn hay chưa

Bạn cũng cần phải xem em bé đang bú mẹ đã đủ lớn và sẵn sàng để chuyển qua chế độ ăn dặm hay chưa. Phản ứng về mặt tâm lý, thể chất của con đối với việc có thêm em và tính cách của bé chính là yếu tố mà bạn cần để ý. Trẻ chưa được 6 tháng tuổi thì vẫn sẽ bú mẹ hoàn toàn.

Có những bé khi thấy nguồn sữa mẹ giảm, mùi vị sữa thay đổi sẽ thấy không muốn bú nữa và tự động cai sữa sớm hơn. Nhưng có bé đã ăn dặm được nhưng vẫn bú mẹ, chủ yếu là vì cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Những khó khăn tiềm ẩn khi cho con bú khi mang thai

Mặc dù cho con bú khi mang thai về cơ bản là khá an toàn, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một số khó khăn mà các mẹ bầu nên lưu ý. Chẳng hạn như sẽ có cảm giác buồn nôn khi đang cho con bú hoặc núm vú bị chua. Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra đối với phụ nữ trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ xảy ra thường xuyên hơn trong quá trình mang thai khi cho con bú khiến cho một số phụ nữ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, đây không phải là điều gì quá vất vả giống như bạn nghĩ. Bạn có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể bằng việc ngồi hoặc nằm để cho con bú một cách thoải mái nhất.

Tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ sẽ xảy ra một cách thường xuyên hơn trong quá trình mang thai khi cho con bú
Tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ sẽ xảy ra một cách thường xuyên hơn trong quá trình mang thai khi cho con bú

Trường hợp nào có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai

Tuy nhiên, dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ đẻ non cao mà các mẹ cần nên lưu ý. Đó là mang thai đôi, tử cung bị đau hoặc bị chảy máu. Lúc này chuyển cho con sang ăn dặm hoàn toàn là phương án được các bác sỹ khuyên nên lựa chọn, để đảm bảo sức khỏe cho các con.

Trong trường hợp mẹ bầu có tiền sử chuyển dạ sớm, rong huyết, khó mang thai hoặc từng bị sảy thai thì nên đặc biệt cẩn thận. Bởi những cơn co bóp tử cung dù bình thường cũng có thể là nguy cơ khiến cho mẹ đẻ non hoặc sảy thai.

Nếu mẹ bầu có tiền sử chuyển dạ sớm, rong huyết, khó mang thai hoặc từng bị sảy thai thì nên đặc biệt cẩn thận
Nếu mẹ bầu có tiền sử chuyển dạ sớm, rong huyết, khó mang thai hoặc từng bị sảy thai thì nên đặc biệt cẩn thận

Vì vậy cách tốt nhất khi bạn phát hiện mang bầu trong khi vẫn đang cho con bú là hãy đến gặp ngay bác sĩ. Tại đây bạn sẽ nhận được những lời tư vấn tốt nhất về cách chăm sóc cho cả mẹ và con để tránh những hậu quả đáng tiếc nhé.

Mẹ cần làm gì nếu cho con bú khi mang thai

Nếu bạn đã quyết định vẫn cho con bú khi mang thai thì có thể tham khảo một số thông tin dưới đây. Đây là những điều mà bạn cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và hai đứa con nhé.

Không nhất thiết phải cai sữa cho bé

Giống như chúng tôi đã phân tích bên trên. Nếu như sức khỏe của thai nhi hoàn toàn bình thường và bạn không có tiền sử bị rong huyết, sảy thai,… thì việc cai sữa cho bé là không cần thiết. Bởi cơ thể của mẹ vẫn tiếp tục tiết ra sữa trong thời gian này.

Hãy bổ sung thêm dinh dưỡng và uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe cho cả ba mẹ con. Tuy nhiên, nên để ý về mặt độ tuổi, cũng như tâm lý của bé lớn đối với sữa mẹ để xem có nên cho bé ăn dặm không nhé.

 Nếu như sức khỏe của thai nhi bình thường, bạn không có tiền sử rong huyết, sảy thai,... thì việc cai sữa là không cần thiết
Nếu như sức khỏe của thai nhi bình thường, bạn không có tiền sử rong huyết, sảy thai,… thì việc cai sữa là không cần thiết

Trong trường hợp cần cai sữa cho bé, các mẹ cũng nên lưu ý cắt giảm một cách dần dần. Hãy làm thưa từ từ các cữ bú mẹ để các bé quen dần với việc không bú nữa, cũng như cơ thể bạn kịp thích ứng để không có sự thay đổi quá lớn về hormone.

Sẵn sàng tâm lý đối với một số khó khăn

Cho con bú khi mang thai khiến cơ thể mẹ gặp một vài thay đổi hormone. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến quá trình cho bé bú khó khăn hơn.

Đầu vú bị đau

Cảm giác đau ở đầu vú là điều mà phần lớn chị em trong giai đoạn này phải trải qua. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi khiến cho đầu vú bắt đầu nhạy cảm hơn, đau hơn khi cho bé bú. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng việc cho con bú theo từng cữ ngắn. Hoặc sắp xếp thời điểm cho bé bú phù hợp với tuổi của bé để cơ thể có thời gian được nghỉ ngơi.

Cảm giác tức ngực và đau ở đầu vú là điều mà phần lớn chị em trong giai đoạn này phải trải qua
Cảm giác tức ngực và đau ở đầu vú là điều mà phần lớn chị em trong giai đoạn này phải trải qua

Gây ốm nghén

Ai đã từng mang thai đều hiểu rằng nghén là một cảm giác cực kỳ khủng khiếp và khó chịu. Đặc biệt là vừa cho con bú, vừa nghén thì cơ thể càng thêm mệt mỏi hơn. Bạn cần chuẩn bị tâm lý cho vấn đề này để kịp thời bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cơ thể không bị suy nhược, mất sữa.

Ai đã từng mang thai đều hiểu rằng ốm nghén là một cảm giác cực kỳ khủng khiếp và khó chịu
Ai đã từng mang thai đều hiểu rằng ốm nghén là một cảm giác cực kỳ khủng khiếp và khó chịu

Co bóp tử cung

Động tác mút vú của trẻ sẽ khiến cơ thể của người mẹ tiết ra hormone Oxytoxin làm cho tử cung bị co bóp. Thông thường sự co bóp này sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm đến em bé trong bụng. Nhưng nếu cảm thấy hiện tượng co bóp quá rõ ràng và khó chịu thì nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn nhé.

Động tác mút vú của trẻ sẽ khiến cơ thể của người mẹ tiết ra hormone Oxytoxin làm cho tử cung bị co bóp
Động tác mút vú của trẻ sẽ khiến cơ thể của người mẹ tiết ra hormone Oxytoxin làm cho tử cung bị co bóp

Cho bé bú sữa non của em mình

Từ tháng thứ 4 đến thứ 5 của thai kỳ là lúc mẹ bầu sẽ tiết ra sữa non. Tuy đây là loại sữa giàu dinh dưỡng nhưng mùi vị không được thơm ngon như sữa mẹ. Có bé sẽ thấy chán và bắt đầu cai sữa.

Vậy nếu con vẫn tiếp tục bú thì có cạn kiệt sữa non hay không? Câu trả lời là không nhé. Bởi cơ thể mẹ sẽ tự động điều chỉnh để tiết ra sữa non phù hợp cho đến khi em bé trong bụng ra đời. Vì vậy, cả hai bé đều có thể được hưởng nguồn dinh dưỡng ấy từ sữa mẹ, nên bạn cũng không cần quá lo lắng nhé.

Đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt

Trong các bữa ăn, các mẹ nên ăn những món cung cấp những dưỡng chất thường thiếu. Chẳng hạn như sắt, acid folic, I-ốt,… hoặc bổ sung bằng việc uống thuốc bổ, hay các loại thuốc lợi sữa.

Sắt

Nguyên tố sắt sẽ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong giai đoạn mang thai. Bạn có thể bổ sung sắt bằng việc ăn các loại thịt đỏ hoặc rau củ như rau muống hay củ dền. Một số loại trái cây cung cấp nhiều vitamin C cũng hỗ trợ tăng cường quá trình hấp thụ sắt. Nếu đầu thai kỳ, bạn xét nghiệm máu cho kết quả là thiếu máu do thiếu sắt, thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung thêm chất sắt nhé.

Rau muống là một nguồn cung cấp Sắt cho cơ thể bạn trong giai đoạn cho con bú khi mang thai
Rau muống là một nguồn cung cấp Sắt cho cơ thể bạn trong giai đoạn cho con bú khi mang thai

Acid folic

Acid folic là thành phần giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh cho bé. Vì vậy cần bổ sung ít nhất là 400μg Acid folic mỗi ngày trong giai đoạn vừa có thai. Ngoài các viên uống, bạn có thể ăn những thực phẩm như rau chân vịt, sữa, rau cải xanh hoặc ngũ cốc lợi sữa,…

Bạn có thể ăn những thực phẩm như rau chân vịt, sữa, rau cải xanh hoặc ngũ cốc, bơ,.. để bổ sung Acid folic
Bạn có thể ăn những thực phẩm như rau chân vịt, sữa, rau cải xanh hoặc ngũ cốc, bơ,.. để bổ sung Acid folic

I – ốt

Iot là thành phần vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển về mặt thể chất và não bộ mà mà mẹ cần bổ sung khi mang thai hoặc cho con bú. I-ot có nhiều trong cá biển, muối iot, nếu bạn có bệnh lý về tuyến giáp thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé.

Iot là thành phần quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất và não bộ mà mà mẹ cần bổ sung khi mang thai, cho con bú
Iot là thành phần quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất và não bộ mà mà mẹ cần bổ sung khi mang thai, cho con bú

Chăm sóc cả hai em bé khi bé trong bụng ra đời

Bạn cần chú ý chăm sóc cả hai em bé của mình khi đứa con thứ 2 trong bụng được sinh ra. Không chỉ là về thể chất mà cả về mặt tâm lý cũng cần được lưu tâm.

Chẳng hạn ở những ngày đầu tiên sau khi em bé trong bụng chào đời, bạn nên ưu tiên cho bé mới sinh và hạn chế cho bé lớn bú sữa mẹ. Bởi đối với trẻ em mới sinh thì sữa non của mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bé lớn cần bú mới ngủ được thì có thể xoa lưng nhẹ, hát ru,… để tạo thói quen khác. Nhưng một thời gian sau đó sữa đã về nhiều hơn thì có thể tiếp tục cho hai bé bú như bình thường.

Khi mẹ sinh em, đa số các bé lớn sẽ ghen tị với em bé mới sinh. Bé sẽ xa lánh, giận dỗi với em mình. Lúc này bạn đừng nên gắt gỏng, căng thẳng khi bé như vậy. Hãy âu yếm bé hơn để bé thấy mình vẫn được gần mẹ nhé.

Trong trường hợp sữa về quá nhiều hoặc ngực căng tức sữa thì bạn hãy cho bé lớn bú trước. Bé có sức mút mạnh hơn sẽ thông tắc sữa và giảm áp lực sữa. Khi bé mới sinh bú thì sẽ được bú với sức phù hợp, vừa phải hơn.

Những thực phẩm nên tránh nếu cho con bú khi mang thai

Trong giai đoạn cho con bú khi mang thai bạn cần tránh một số thực phẩm không tốt để sức khỏe của hai con không bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như thịt tái hoặc thịt sống, sushi, tiramisu có trứng sống bởi có thể gây nhiễm giun, sán,… Không uống những loại sữa tươi đã quá hạn sử dụng hoặc chưa được tiệt trùng.

Trong giai đoạn cho con bú bạn cần tránh một số thực phẩm để sức khỏe của hai con không bị ảnh hưởng
Trong giai đoạn cho con bú bạn cần tránh một số thực phẩm để sức khỏe của hai con không bị ảnh hưởng

Rau củ quả nên được đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ, rửa thật sạch sẽ trước khi dùng để loại bỏ bụi bẩn và chất bảo vệ thực vật. Nên hạn chế những đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt như snack, bánh ngọt, nước ngọt,… Các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá,…

Một khi các mẹ bầu đã quyết định tiếp tục cho con bú khi đang mang thai thì điều quan trọng nhất chính là đảm bảo về nguồn dinh dưỡng. Dinh dưỡng có đầy đủ thì sức khỏe của mẹ và của hai đứa con mới có thể được đảm bảo.

Bạn nên bổ sung cho cơ thể lượng calorie phù hợp với độ tuổi của bé đang bú. Nếu bé vẫn đang bú mẹ hoàn toàn thì cần ăn 650 calorie/ngày. Hoặc nếu bé đã chuyển sang chế độ ăn dặm thì cần ăn thêm 500 calorie/ngày. Lượng calorie nên được điều chỉnh tăng dần sao cho phù hợp ở những giai đoạn sau nhé.

Và bạn nên chú ý dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn, nên ăn đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng các món ăn. Chứ không phải là ăn một món với số lượng gấp đôi có thể gây thừa chất, tăng cân nhé.

Trên đây, Nhutinhyeucuame đã chia sẻ cho bạn về quá trình cho con bú khi mang thai. Đây là một quyết định đòi hỏi cả sự chuẩn bị về mặt thể chất và cảm xúc. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn sàng về cả tâm lý lẫn sức khỏe bạn nhé. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin có ích đối với bạn. Hãy để lại câu hỏi hoặc thông tin ở phần bình luận nếu như có bất kỳ thắc mắc gì để được giải đáp nhanh chóng, hiệu quả.

Bài viết liên quan:

Tại sao sữa mẹ loãng, 8 cách làm để cải thiện chất lượng sữa mẹ

Làm sao để sữa về nhiều và 5 cách gọi sữa về nhiều cho con

7 điều ba mẹ cần biết khi cho bé đi tiêm chủng

5 thức uống lợi sữa mà mẹ sau sinh nên biết

3 cách chữa mất sữa nhờ nước là đinh lăng

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *