Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ an toàn, không bị hôi cho bé

Tích trữ sữa mẹ là điều mà mỗi người mẹ cần làm khi hết thời gian nghỉ thai sản và phải quay lại với công việc. Ngoài việc trữ đông sữa mẹ đúng cách chị em cũng cần phải nắm được cách rã đông sữa mẹ để bảo đảm an toàn cho trẻ khi uống. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện, dưới đây Nhutinhyeucuame sẽ chia sẻ cho bạn cách rã đông sữa mẹ nhanh chóng những vẫn đảm bảo chất lượng cho bé sử dụng, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cách bảo quản sữa mẹ hiệu quả tại nhà

Trữ đông sữa mẹ đúng cách để tránh hư hỏng sữa
Trữ đông sữa mẹ đúng cách để tránh hư hỏng sữa

Nếu không biết cách quá trình trữ đông có thể khiến sữa bị biến chất và gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Vì vậy khi muốn trữ đông sữa mẹ chị em cần lưu ý những vấn đề sau.

Sử dụng đúng dụng cụ tích trữ sữa

Để bảo quản sữa mẹ được tốt nhất, điều đầu tiên chị em cần làm là lựa chọn dụng cụ tích sữa phù hợp. Bạn nên ưu tiên sử dụng các dụng cụ làm từ thủy tinh hoặc nhựa cứng không chứa BPA. Đồng thời cần phải vệ sinh kỹ trước khi đựng sữa, dụng cụ cần có nắp đậy để đảm bảo an toàn.

Trữ đông sữa trong tủ lạnh mẹ nên đánh dấu ngày tháng
Trữ đông sữa trong tủ lạnh mẹ nên đánh dấu ngày tháng

Xem thêm: 5 nguyên nhân khiến sữa mẹ ít dần và cách xử lý hiệu quả

Ngoài ra, chị em còn có thể sử dụng các túi trữ sữa chuyên dụng. Tuy nhiên, vẫn nên đặt túi sữa vào trong hộp đựng thực phẩm có nắp đậy để tránh tình trạng hở túi làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Chị em tuyệt đối không dùng chai nhựa hay túi bóng để đựng sữa trữ đông.

Nắm rõ cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh là cách tốt nhất để hạn chế những ảnh hưởng không hay đến chất lượng sữa. Tuy nhiên cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như thế nào cho đúng thì chị em cần lưu ý:

  • Khi đặt sữa mẹ vào tủ lạnh cần nhớ ghi ngày tháng lấy sữa để tránh để sữa quá lâu, khi dùng không tốt cho trẻ.
  • Vị trí tốt nhất nên để sữa mẹ trong tủ lạnh là ở sâu phía trong, nơi có nhiệt độ ổn định nhất và thấp nhất.
  • Trường hợp không thể đặt sữa vào tủ lạnh ngay bạn hãy để tạm trong thùng làm mát cách nhiệt để tránh làm hỏng sữa.
  • Nếu lần đầu cho bé dùng sữa trữ đông mẹ nên bắt đầu tích khoảng 60 – 200ml sữa.
  • Lưu ý mỗi dụng cụ tích sữa chỉ nên chứa một lượng sữa vừa đủ dành cho 1 cữ ăn của bé. Không nên tích quá đầy vì khi để đông lạnh, thể tích sữa sẽ tăng lên.

Sữa mẹ trữ đông được bao lâu

Thời gian trữ đông sữa mẹ được bao lâu sẽ phụ thuộc vào cách trữ đông mà bạn sử dụng là gì. Cụ thể như:

Trữ đông sữa ở nhiệt độ phòng

Đối với nhiệt độ phòng thì sữa mẹ chỉ có thể trữ đông trong khoảng 6 tiếng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất nên sử dụng sữa trong khoảng 4 giờ đồng hồ. Đặc biệt là ở những căn phòng có nhiệt độ khá ấm thì nên sử dụng trong khoảng thời gian này. Tránh để quá lâu làm hỏng sữa và gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ khi uống.

Trữ đông sữa mẹ ở máy làm mát cách nhiệt

Nếu mẹ để sữa ở máy làm mát cách nhiệt với đá thì thời gian trữ đông sữa tối đa sẽ là một ngày. Mẹ cần lưu ý sử dụng sớm, tốt nhất không nên để đến mức thời gian tối đa. Hãy sử dụng trước khoảng thời gian này để đảm bảo chất lượng sữa được tốt nhất.

Cách trữ đông sữa mẹ trong tủ đông

Đây cũng là một trong những cách trữ đông sữa được nhiều mẹ sử dụng hiện nay. Với tủ đông thời gian bảo quản tối đa có thể lên đến 12 tháng nếu để ở nhiệt độ -40 độ C. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo thời gian tối ưu nhất là khoảng 6 tháng.

Cách trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh

Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc vào cách bảo quản
Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc vào cách bảo quản

Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ bảo quản và cách bảo quản sữa của mẹ. Nếu nhiệt độ càng thấp thì thời gian để sữa trong tủ lạnh sẽ càng được lâu hơn. Thông thường khi để sữa mẹ ở ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản sữa tối đa là từ 1 đến 3 ngày.

Ngoài ra, để bảo quản sữa được lâu thì chị em cần lưu ý:

  • Khi lấy sữa cần vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ đựng sữa để trữ đông.
  • Nếu đã dùng sữa cho bé, phần thừa lại không nên cất vào tủ lạnh. Vì trong sữa lúc này đã chứa nước bọt, vi khuẩn khiến sữa nhanh hỏng, không thể dùng tiếp.
  • Mẹ không hòa lẫn sữa mới vắt vào các túi sữa đã trữ đông trước đó. Vì phần sữa mới sẽ khiến cho phần sữa đã lấy trước đó bị rã đông và nhanh hỏng.

Trữ đông sữa mẹ là điều cần thiết khi mẹ không thể trực tiếp cho con bú trong hoàn cảnh bất khả kháng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì bạn cần nắm rõ thời gian trữ đông sữa để sử dụng sao cho đúng. Bởi sữa để trữ đông càng lâu thì hàm lượng vitamin và các dưỡng chất cần thiết sẽ càng giảm đi. Khi bạn sử dụng có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt cho trẻ.

Mẹo rã đông sữa mẹ đơn giản hiệu quả

Ngoài việc trữ đông sữa thì cách rã đông sữa mẹ chị em cũng cần phải chú ý thực hiện đúng. Bởi vì khi thực hiện không đúng có thể gây hư hỏng sữa và dẫn đến các biến chứng không hay cho bé.

Làm đúng cách rã đông sữa mẹ sẽ bảo toàn được các chất dinh dưỡng trong sữa
Làm đúng cách rã đông sữa mẹ sẽ bảo toàn được các chất dinh dưỡng trong sữa

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết mất sữa và 6 cách gọi sữa về hiệu quả

Cách rã đông sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh

Đối với sữa được trữ đông ở ngăn đá tủ lạnh, trước khi cấn sử dụng 1 ngày mẹ hãy mang sữa xuống ngăn mát. Lưu ý mẹ không thay đổi nhiệt độ tủ lạnh. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện cách rã đông sữa mẹ bằng việc cho sữa xuống chậu nước đá lạnh.

Sau khi sữa đã chảy mềm sang dạng lỏng hoàn toàn thì mẹ cần lắc nhẹ nhàng để váng sữa hòa đều với phần nước trong sữa. Cuối cùng thay nước ngâm sữa sang nước ấm nóng và hâm đến nhiệt độ thích hợp để cho bé bú sữa.

Cách hâm sữa mẹ trữ đông trong ngăn mát tủ lạnh

Đối với sữa mẹ được trữ đông trong ngăn mát tủ lạnh mẹ cần lấy sữa ra và ngâm sữa trong nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40 độ C. Lưu ý khi thực hiện cách rã đông sữa mẹ này chị em không nên ngâm sữa trong nước có nhiệt độ quá cao. Bởi vì nó sẽ khiến cho sữa mất đi các vitamin và khoáng chất bổ dưỡng. Khi nhiệt độ giảm xuống đến mức độ phù hợp bạn có thể cho bé dùng.

Những điều cần lưu ý khi rã đông sữa mẹ

Để thực hiện cách rã đông sữa mẹ được đúng nhất, giữ được vitamin và khoáng chất chị em cần chú ý những vấn đề sau:

  • Sau khi rã đông nếu bạn thấy sữa có hiện tượng kết tủa màu trắng đục là sữa đã hỏng. Tuyệt đối không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
  • Không làm tan sữa mẹ đông lạnh ở nhiệt độ phòng vì nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng sữa.
  • Tuyệt đối không rã đông sữa mẹ bằng cách sử dụng lò vi sóng. Bởi nó sẽ làm mất đi các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng có trong sữa. Ngoài ra, cách rã đông sữa mẹ này còn có thể gây bỏng cho bé khi sữa quá nóng.
  • Sữa sau khi rã đông nếu còn dư thừa tuyệt đối không tiếp tục trữ đông mà phải bỏ đi.
  • Không thực hiện cách rã đông sữa mẹ bằng bếp nấu. Việc cho dụng cụ tích sữa vào bếp đun trực tiếp làm mất chất dinh dưỡng. Đồng thời dễ gây bỏng miệng bé khi dùng.
  • Không lắc bình sữa rã đông hoặc làm thay đổi nhiệt độ đột ngột vì nó làm mất đi các kháng thể, protein và các chất dinh dưỡng tồn tại trong sữa.
  • Sữa mẹ sau khi rã đông chỉ sử dụng được trong khoảng 4 giờ nếu để ở nhiệt độ phòng. Nếu trẻ không dùng hết hãy đem bỏ hoặc để ở ngăn mát tủ lạnh nhưng cần sử dụng trong vòng 24 giờ.
  • Sữa sau khi rã đông có thể khiến mùi vị thay đổi có thể hơi chua do enzyme lipase tồn tại trong sữa. Tuy nhiên nó vẫn đảm bảo an toàn và có thể sử dụng được cho bé.

Trên đây, Nhutinhyeucuame đã chia sẻ cho bạn về những cách rã đông sữa mẹ đơn giản mà vẫn đảm đảm an toàn cho bé sử dụng. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp chị em có thêm những kiến thức cần thiết và thực hiện rã đông sữa một cách hiệu quả nhất cho bé nhà mình.

Bài viết liên quan: 

Top 5 thức uống lợi sữa mà mẹ sau sinh nên dùng

Top 7 trà lợi sữa an toàn, hiệu quả tốt nhất 2022

Bật mí 7 cốm lợi sữa khiến mẹ “tràn trề” sữa ngon

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *