Chia sẻ 20 cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non tại nhà đơn giản

Đồ chơi là sản phẩm không thể thiếu với các bé trong giai đoạn mầm non. Hiện nay thị trường đồ chơi đang rất hỗn loạn, hàng thật hàng giả lẫn lộn. Báo đài đưa tin đồ chơi giả, đồ chơi kém chất lượng gây hại cho trẻ nham nhảm hàng ngày. Khiến không chỉ cha mẹ mà các cô giáo cũng vô cùng lo lắng khi mua đồ chơi. Nhưng nếu với đồ chơi thầy cô và cha mẹ tự làm sẽ tránh được rủi ro này.

Chúng ta đã từng thấy những món đồ tự làm siêu xinh, siêu dễ thương trên nhiều nhóm hội mầm non được các cô giáo làm phục vụ cho việc học của trẻ khi mà giáo cụ không đáp ứng hết nhu cầu. Thường thì đồ chơi tự làm rất đẹp, rất dễ làm mà giá thành rất rẻ do tận dụng những đồ vật cũ. Đồ chơi tự làm có rất nhiều ưu điểm, đem lại nhiều lợi ích phát triển toàn diện cho bé.

Ngoài ra tự làm đồ chơi còn giúp khuyến khích trẻ sáng tạo, tự học hỏi. Cùng làm đồ chơi với trẻ vừa giúp thầy cô giáo dục trẻ cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý, vừa gắn kết tình cảm thầy trò. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết thêm nhiều cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non đa dạng đáng yêu, hãy cùng tham khảo bài viết nhé!

Những lợi ích của đồ chơi tự làm mang lại cho trẻ mầm non

Đồ chơi tự làm cho trẻ mầm non
Đồ chơi tự làm cho trẻ mầm non
  • Kích thích phát triển trí tuệ logic, khả năng suy luận của bé
  • Tăng cường khả năng liên kết các sự vật, vật thể lại với nhau (như quy hoạch nhà cửa, công trình). Tăng trí tuệ nghệ thuật thông qua việc thiết kế mẫu và phối màu
  • Kích thích khả năng sáng tạo cao độ
  • Tạo ra sự tự tin và phấn khởi cho bé mỗi khi bé xếp được hình mới
  • Tăng cường khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội của bé khi chơi chung trong một nhóm
  • Tăng cường mối liên kết tình cảm của các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè của bé khi mọi người cùng tham gia trò chơi

Gợi ý top 7 cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non

Đồ chơi tự làm cho trẻ mầm non
Đồ chơi tự làm cho trẻ mầm non

Xem thêm: Thú nhún đáng yêu cho bé

Trò chơi đếm số với bàn tay tự làm

Chuẩn bị vật liệu:

  • Giấy cứng
  • Băng xé dán gai
  • Kim chỉ
  • Kéo cắt

Các công đoạn thực hiện

  • Bước 1: Cắt miếng giấy thành 2 bàn tay rồi dán băng dán gai vào từng ngón tay, dán phần còn lại của băng dán vào lòng bàn tay
  • Bước 2: Cắt miếng giấy thành từng ô bằng nhau và dán 1 mặt băng dính gai ra sau
  • Bước 3: Dùng kim chỉ khâu từng ô nhỏ đó thành con số và các dấu cộng trừ nhân chia
  • Bước 4: Dán 2 bàn tay lên miếng giấy khác, phía bên dưới dán mặt còn lại của băng xé dán gai so với các ô vuông

Công dụng:

Đây là trò chơi cơ bản giúp bé làm quen với việc đếm số bằng tay, bên dưới bàn tay mẹ bé sẽ để các phép tính, nhiệm vụ của bé là dùng bàn tay phía trên để đếm số.

Trò chơi ghép mảnh trứng

Chuẩn bị vật liệu:

  • Giấy xốp
  • Bút vẽ
  • Kéo cắt

Các công đoạn thực hiện:

  • Bước 1: Cắt miếng giấy xốp thành hình những quả trứng ngộ nghĩnh
  • Bước 2: Chia nửa quả trứng theo nét nứt như hình, vẽ 1 nửa là số, nửa còn lại vẽ số chấm bi tương ứng
  • Bước 3: Xóa các miếng giấy với nhau là bạn đã hoàn thành trò chơi

Công dụng:

Bé chơi trò chơi này bằng cách ghép các mảnh vỏ trứng lại với nhau sao cho số ghi trên trứng phải trùng với số chấm bi và phải trùng nét nứt với nhau.

Trò chơi đếm số vui nhộn

Chuẩn bị vật liệu:

  • Giấy xốp
  • Que gỗ
  • Bút vẽ
  • Kéo cắt
  • Keo dán

Các công đoạn thực hiện:

  • Bước 1: Cắt miếng giấy xốp thành hình trái cây hoặc con vật cỡ nhỏ
  • Bước 2: Dán lên các que gỗ bằng keo dán và để keo khô lại
  • Bước 3: Cắt các miếng giấy cứng thành hình túi rồi dán lên một tấm bìa lớn sao cho để hở lỗ hổng vừa đủ để bỏ que vào
  • Bước 4: Cắt các tấm bìa thành số rồi dán lên các túi vừa làm là bạn đã hoàn thành xong trò chơi

Công dụng

Nhiệm vụ của bé trong trò chơi là đếm số que gỗ sau đó xếp chúng vào túi chứa số đúng với số que mà bé đếm. Trò chơi nhiều màu sắc sẽ giúp bé cảm nhận các màu tốt hơn và còn luyện cho bé khả năng tập đếm. Đây là một trong những loại đồ chơi giáo dục rất tốt cho sự phát triển trí thông minh của trẻ nhỏ.

Trò chơi chia bánh vào hộp

Chuẩn bị vật liệu:

  • Giấy lót làm bánh cupcake
  • Bút vẽ
  • Đất sét càng nhiều màu càng tốt
  • Một cái gắp bằng kim loại

Các công đoạn thực hiện:

  • Bước 1: Dùng bút đánh số trên các ly bánh theo số thứ tự
  • Bước 2: Cắt các miếng đất sét thành nhiều mảnh nhỏ rồi nặn thành hình những chiếc bánh đầy màu sắc
  • Bước 3: Tương tự bước 2 làm thêm nhiều chiếc bánh bằng đất sét nữa.

Công dụng

Trò chơi này là trò chơi giúp bé phối hợp giữa tay và mắt một cách nhuần nhuyễn, sử dụng gắp kim loại để gắp đủ số bánh đất sét vào những chiếc ly. Chúng sẽ giúp bé đếm và ghi nhớ các con số rõ ràng hơn.

Trò chơi đếm số hạt

Trò chơi đếm số hạt
Trò chơi đếm số hạt

Chuẩn bị vật liệu:

  • Giấy cứng
  • Dây thừng mỏng
  • Bút vẽ
  • Các hạt nhựa có thể xâu được
  • Kéo cắt

Các công đoạn thực hiện:

  • Bước 1: Chia miếng giấy cứng thành 10 miếng dài ở giữa như hình và đánh số bên dưới
  • Bước 2: Mỗi miếng sẽ được khoét 2 lỗ ở đầu và cuối để luồn sợi dây qua
  • Bước 3: Xâu hạt vào từng sợi dây với số lượng tăng dần từ 1 đến 10
  • Bước 4: Đặt các miếng giấy có dây chuỗi sâu vào lại tấm bìa

Công dụng

Đây là trò chơi cơ bản giúp bé làm quen với các con số và tập đếm.

Trò chơi trang trí cho hoa

Chuẩn bị vật liệu:

  • Giấy cứng
  • Băng dính xốp
  • Cọ vẽ, màu
  • Kéo cắt

Các công đoạn thực hiện:

  • Bước 1: Cắt miếng giấy thành hình nụ hoa và cánh hoa
  • Bước 2: Trang trí các cánh hoa với nhiều màu sắc khác nhau
  • Bước 3: Dùng băng dính xốp dán các nụ hoa lên tường và đánh số bên dưới từ 1 đến 10

Công dụng

Bé sẽ đếm số bên dưới các nụ hoa và dán số cánh hoa tương ứng với số được đánh dấu. Trò chơi vừa giúp bé học đếm số vừa giúp bé cảm nhận nhiều màu sắc.

Làm đồ vật, con vật bằng giấy

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Giấy xốp màu
  • Kéo
  • Keo dán
  • Bút lông
  • Vỏ hộp sữa chua/ly giấy

Cách thực hiện

  • Xác định con vật, đồ vật muốn làm, sau đó vẽ phác thảo lên giấy màu.
  • Tạo hình phần thân con vật bằng ly giấy hoặc hộp sữa chua, sau đó dán giấy màu lên và cố định bằng keo dán.
  • Trang trí bờm, tai, miệng, mũi đối với con vật và tay cầm, nắp đậy,… đối với đồ vật.
  • Để thêm sinh động, bạn có thể trang trí đôi mắt bằng nhựa hoặc bằng 2 cúc áo có màu trắng đen.

Công dụng

Trong giai đoạn học nói, việc giới thiệu cho trẻ về các con vật hay đồ vật xung quanh, cũng như màu sắc của chúng là điều vô cùng cần thiết. Phụ huynh có thể dạy con nhận biết các con vật, đồ vật qua việc cùng con làm các vật dụng từ giấy màu, ly giấy hoặc vỏ hộp sữa chua. Hình thù bắt mắt và màu sắc sặc sỡ của chúng sẽ kích thích việc ghi nhớ ở trẻ. Nhờ đó trẻ thông minh hơn, năng học hỏi hơn và phát huy tối đa năng lực tư duy.

Hơn hết, bạn nên làm cùng con để trẻ có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo. Biết đâu thông qua đó, trẻ cũng phát huy tài năng hội họa thiên phú mà bạn không thể ngờ.

10 ý tưởng làm đồ chơi thông minh cho bé

Đồ chơi thông minh tự làm cho bé
Đồ chơi thông minh tự làm cho bé

Trò chơi với các phép toán

Chuẩn bị vật liệu:

  • Bìa cứng hoặc miếng gỗ
  • Bút, thước, compa
  • Dao rọc giấy hoặc cưa

Các công đoạn thực hiện:

  • Bước 1: Cắt miếng bìa cứng hoặc gỗ ra làm các hình bằng nhau (ưu tiên hình tròn để không có góc, cạnh sắc)
  • Bước 2: Vẽ các con số và phép tính lên bề mặt các miếng vừa mới cắt ra
  • Bước 3: Tương tự với các miếng kia, mỗi số bạn có thể làm 3-4 miếng hoặc nhiều hơn

Công dụng

Trò chơi này giúp bé học toán với các phép tính cơ bản. Bố mẹ có thể chơi cùng với bé để ra đề và bé sẽ là người giải. Bố mẹ có thể tăng độ khó dần dần để bé giải. Trò chơi giúp bé làm quen với các phép toán, tăng tư duy tính toán và cả sự nhanh nhẹn.

Làm đồ chơi thông minh cho trẻ mầm non – cách làm thẻ gỗ

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Vải có nhiều màu sắc hoặc giấy màu
  • loại nào
  • Bút lông
  • Keo dán
  • Kéo

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cắt vải hoặc giấy màu thành những hình thù khác nhau: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật,… tuỳ ý
  • Bước 2: Dán phần vải hay giấy màu đã cắt lên những que kem
  • Bước 3: Ghi tên các loại màu sắc lên que kem để bé tiện ghi nhớ

Công dụng

Trò chơi thẻ gỗ giúp trẻ đang trong độ tuổi mầm non học cách nhận biết màu sắc. Qua trò chơi, bé có thể dễ dàng gọi tên các loại màu bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Từ đó, bé tăng khả năng tư duy và phát huy sớm năng lực ngôn ngữ. Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tự làm món đồ chơi này ngay tại nhà, với chi phí chưa đến 50.000 đồng.

Bảng chữ cái cho bé mầm non bằng gỗ

Nguyên vật liệu chuẩn bị bao gồm:

  • Các miếng gỗ hình vuông
  • Giấy nhám
  • Keo dán
  • Giấy màu

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Sử dụng giấy nhám gọt dũa các cạnh của miếng gỗ để đảm bảo không có các cạnh dư thừa, sắc nhọn làm hại đến bé
  • Bước 2: Sử dụng giấy màu dán lên những miếng gỗ đã được gọt dũa cẩn thận
  • Bước 3: Dán đè các chữ cái lên phía trên miếng giấy màu là bạn đã có được bảng chữ cái cho bé mầm non rồi

Đồ chơi góc học tập tìm hình và số từ những mảnh ghép

Đồ chơi góc học tập tìm hình và số từ những mảnh ghép
Đồ chơi góc học tập tìm hình và số từ những mảnh ghép

Nguyên vật liệu bao gồm:

  • Bìa cứng màu trắng
  • Kéo để cắt giấy
  • Bút chì
  • Bút lông dạ màu đen
  • Bút màu các loại

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Vẽ những con số từ 1 – 10 bằng bút chì rồi kẻ viền bằng bút dạ lên một tấm bìa cứng màu trắng
  • Bước 2: Vẽ các chấm tròn, ô vuông hoặc hình tam giác có số lượng tương ứng vào bên trong của tấm bìa cứng
  • Bước 3: Tô màu các hình đã được vẽ
  • Bước 4: Dùng kéo cắt đôi tấm bìa sao cho hai bên tách rời
  • Bước 5: Tìm cách xáo trộn những tấm bìa đó để bé chọn một con số, rồi yêu cầu tìm số ô vuông, hoặc chấm tròn tương ứng với số bạn vừa đưa ra.

Làm đồ chơi toán học đặt que kem vào cốc

Nguyên vật liệu bao gồm:

  • Cốc giấy dùng một lần
  • Màu nước
  • Bút chì
  • Bút dạ màu đen
  • Bút dạ màu
  • Que kem bằng gỗ

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lấy bút chì ghi những con số từ 1 – 10 vào những cốc giấy
  • Bước 2: dùng bút dạ đen vẽ viền xung quanh của cốc và tô màu các con số đã ghi trên cốc
  • Bước 3: Dùng màu nước tô màu lên các que kem gỗ sao cho nổi bật là hoàn thành. Với trò này bạn có thể yêu cầu bé đặt số que kem vào từng cốc sao cho tương ứng với con số đã được ghi trên đó.

Đồ chơi ghép số với hình

Chuẩn bị vật liệu:

  • Bìa cứng hoặc giấy cứng
  • Bút và thước
  • Dao rọc giấy
  • Cọ vẽ và màu

Các công đoạn thực hiện:

  • Bước 1: Cắt những miếng giấy hình vuông thành 4 phần ( hoặc tùy sở thích) như trên hình.
  • Bước 2: Vẽ số lên một mảnh và những mảnh còn lại vẽ đồ vật hoặc con vật với số lượng tương ứng
  • Bước 3: Cắt ra theo nét đã vẽ ở bước 1 là bạn đã hoàn thành trò chơi

Công dụng:

Cách chơi rất đơn giản, bạn chỉ cần xáo các mẫu giấy với nhau để bé xếp lại theo những cặp tương ứng với nhau. Trò chơi giúp bé tập đếm số, rèn luyện sự nhanh nhạy và sự phối hợp giữa tay và mắt.

Làm đồ chơi học toán tìm miếng Pizza

Làm đồ chơi học toán tìm miếng Pizza
Làm đồ chơi học toán tìm miếng Pizza

Xem thêm: Cầu trượt cho bé vui chơi 

Nguyên vật liệu bao gồm:

  • Kéo
  • Compa
  • Bút chì
  • Thước kẻ
  • Bút màu các loại
  • Bút dạ màu đen
  • 2 tấm bìa cát tông

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lấy compa vẽ 2 hình tròn có đường kính bằng nhau ở hai tấm bìa cát tông
  • Bước 2: Trên một tấm bìa cát tông, dùng thước kẻ chia hình tròn thành 6 hoặc 8 phần bằng nhau rồi đánh số thứ tự từ 1 – 8 theo chiều kim đồng hồ. (Tấm bìa này có công dụng dùng làm đĩa đựng pizza)
  • Bước 3: Tô màu vào những con số sao cho nổi bật
  • Bước 4: Ở hình tròn trên tấm bìa còn lại, cũng chia thành 8 – 8 phần bằng nhau nhưng không đánh số mà thay vào đó bằng hình vẽ ô vuông, ô tam giác…
  • Bước 5: Tô màu vào những hình vẽ sao cho nổi bật
  • Bước 6: Dùng kéo cắt hình tròn được vẽ ô vuông, hình tam giác thành những phần đã được chia trước đó.
  • Bước 7: Hướng dẫn bé chơi bằng cách tìm những miếng pizza có hình vuông tương ứng với số được đánh trên đĩa đó.

Đồ chơi chia bánh vào hộp cho trẻ mầm non

Nguyên vật liệu bao gồm

  • Giấy lót bánh cupcake
  • Bút chì
  • Đất sét
  • Một cái gắp kim loại

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Dùng bút chì đánh số trên những ly bánh theo đúng số thứ tự từ 1 – 10
  • Bước 2: Cắt các miếng đất sét thành nhiều mảnh nhỏ rồi nặn chúng thành hình những chiếc đầy với nhiều màu sắc. Làm lặp lại nhiều chiếc bánh bằng đất sét

Trò chơi hái táo đếm số hạt

Chuẩn bị vật liệu:

  • Giấy cứng
  • Bút vẽ
  • Băng dính 2 mặt
  • Kéo cắt

Các công đoạn thực hiện:

  • Bước 1: Cắt miếng giấy theo hình một cái cây
  • Bước 2: Vẽ 2 loại hình : một bên là hình táo, bên kia là vẽ hình số hạt ngẫu nhiên từ 1-8 (tùy theo sở thích) rồi cắt ra
  • Bước 3: Xếp các miếng giấy vẽ hình hạt táo lên cây, dán chúng bằng băng keo rồi chế chúng lại bằng các hình vẽ hình táo là bạn đã hoàn thành trò chơi

Công dụng

Để chơi trò chơi này, bạn giúp bé lần lượt hái các trái táo xuống và bé sẽ lần lượt đếm số hạt táo được đính trên cây. Tiếp tục hái các trái táo xuống để bé thực hiện phép cộng hoặc dán lên lại để bé làm phép trừ.

Cách làm đồ chơi học toán cho trẻ mầm non sâu tìm táo

Chuẩn bị vật liệu:

  • Giấy cứng
  • Bút vẽ
  • Que gỗ
  • Kéo cắt

Các công đoạn thực hiện:

  • Bước 1: Cắt miếng giấy thành hình quả táo rồi gấp lại gắt ở giữa quả táo thành 2 đường như hình để sâu chui qua
  • Bước 2: Trang trí các que gỗ và tô màu thành con sâu. một bên vẽ đầu còn bên kia sẽ đánh số từ 1 đến 15 (hoặc nhiều hơn nếu thích)
  • Bước 3: Cắt giấy thành từng ô chấm bi nhỏ rồi dán lên thân quả táo với số lượng tương ứng với số sâu

Công dụng

Bé sẽ phải xem số được ghi ở những chú sâu sau đó đếm số chấm bi trên từng quả táo để đưa con sâu đến đúng quả táo mà nó cần tìm. Trò chơi giúp bé rèn luyện khả năng quan sát và đếm số, ngoài ra còn cần tới sự khéo léo để đưa con sâu vào quả táo

5 ý tưởng làm đồ chơi dễ thương cho bé

Đồ chơi tự làm dễ thương cho bé
Đồ chơi tự làm dễ thương cho bé

Làm đồ chơi thông minh cho trẻ mầm non không khó. Chỉ cần một chút khéo tay, một chút tỉ mẩn và sáng tạo là bạn có thể tạo ra những món đồ chơi bắt mắt, tiết kiệm, nhất là dạy cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Dưới đây là 5 món đồ chơi thủ công bắt mắt, dễ làm với chi phí vô cùng rẻ, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng ngay bất cứ khi nào rảnh rỗi.

Chuồn chuồn nhựa

Chỉ cần hai que kem gỗ, 1 thìa nhựa cùng một ít sticker nhỏ là bạn đã có thể tạo ra một chú chuồn chuồn ớt đáng yêu và ngộ nghĩnh cho bé. Để món đồ chơi thêm phần sinh động, bạn có thể trang trí một đôi mắt nhựa cho chuồn chuồn, cũng như thêm ít màu sắc vào hai cánh của nó.

Xe đua

Những chiếc hộp giấy, lon nước sau khi sử dụng, thay vì vứt đi thì bạn có thể tận dụng làm thành những chiếc xe đua đáng yêu đầy màu sắc. Chỉ cần tạo hình, lắp ráp và vẽ thêm một ít màu, là bạn đã dễ dàng tạo ra những chiếc xe với đủ hình dáng khác nhau.

Vì đây là đồ chơi dành cho trẻ nhỏ nên khi tạo hình xe, bạn nên hạn chế đến mức thấp nhất việc cắt những chiếc lon. Lon sau khi cắt sẽ tạo thành những cạnh bén, có thể gây tổn thương cho trẻ. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên làm cho những lon luôn nguyên vẹn.

Heo đất

Mua một con heo đất để sử dụng sao có thể ý nghĩa bằng việc bạn cùng con mình tạo ra những chú heo bằng nhựa đầy màu sắc và đáng yêu. Chai nước ngọt sau khi sử dụng thì súc sạch, kế đến dùng sơn xịt và cọ vẽ lên thân chai để tạo hình chú heo. Vẽ mắt, gắn đuôi, tai và khoét một lỗ hình chủ nhật ở giữa thân heo để bỏ tiền nữa là hoàn thành.

Tủ nấu ăn

Với các bé gái, nấu ăn là trò chơi mà các bé cực kỳ yêu thích. Một bồ đồ chơi nấu ăn hiện trên cũng thị rẻ nhất cũng trên 100 nghìn đồng. Các mẹ hoàn toàn có thể tiết kiệm bằng việc tạo ra một chiếc tủ nấu ăn đồ chơi từ thùng bia, thùng mì, thùng giấy cũ,…

Rất đơn giản, bạn chỉ cần một chiếc cọ và hộp màu sơn, sau đó cắt, dán và tô màu chiếc thùng giấy thành một tủ bếp nhỏ nhắn với đủ đầy các vật dụng. Tin rằng, các bé sẽ vô cùng thích thú và cực hài lòng với chiếc tủ bếp “nhà làm” này.

Thả bóng ziczac

Trò thả bóng theo hình ziczac siêu logic này được các bé cực kỳ yêu thích, nhất là các bé trai. Mua ở ngoài thì cũng có, nhưng sao ý nghĩa bằng việc ba hay mẹ cùng bé tự tay tạo nên món đồ chơi cho riêng mình.

Chỉ với một thùng giấy bỏ đi, ít bìa giấy cứng và chút kỹ năng cắt dán, tạo hình là bạn đã có thể tạo ra ngay một khung thả bóng theo hình ziczac. Nhớ cố định những thanh ngang bằng keo dán loại tốt để đảm bảo các thanh không bị rơi ra khi thả bóng. Bạn cũng lưu ý là nên chọn quả bóng nhỏ vừa, không nên quá to vì lực lăn lớn rất dễ làm hỏng mô hình.

Bên cạnh những mẫu đồ chơi, giáo cụ có sẵn được bày bán. Các cô hoàn toàn có thể sáng tạo, làm phong phú thêm bài giảng của mình với món đồ chơi cho trẻ mầm non tự làm dễ thương. Những món đồ chơi tự làm được các cô gửi gắm rất nhiều tình cảm, tâm huyết vào trong, chắc chắn mọi đứa trẻ đều cảm nhận được. Các bé sẽ rất hạnh phúc và vui sướng khi được chơi những món đồ chơi do chính các cô hoặc chính cha mẹ của bé làm ra. Hy vọng qua bài viết này, cả các cô và cha mẹ đều có thể làm được những món đồ chơi dễ thương cho các bé. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết trên và hãy theo dõi Như tình yêu của mẹ để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!

Bài viết liên quan: 

Bập bênh cho bé vui chơi 

Xích đu cho bé vui chơi

Nhà banh lều bóng cho bé 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *