9 cách làm đồ chơi cho bé 3 tuổi đơn giản, sáng tạo

Cách làm đồ chơi cho bé 3 tuổi, kích thích sự phát triển về nhận thức, trí tuệ và hành vi cho con? Vì sao tự làm đồ chơi lại được nhiều mẹ quan tâm, ưu ái? Bài viết dưới đây tổng hợp lại món đồ chơi dễ làm nhất với hướng dẫn cụ thể, giúp ích cho mẹ trong quá trình đồng hành cùng sự phát triển của bé. Mẹ lưu lại để áp dụng ngay nhé!

Vì sao ba mẹ nên biết cách làm đồ chơi thông minh cho bé

Phải công nhận rằng, hiện tại có hàng tấn đồ chơi, đa dạng về mẫu mã, giá cả và kiểu dáng. Do đó các phụ huynh không còn phải lo lắng con thiếu đồ để chơi nữa. Tuy nhiên, vì quá nhiều mặt hàng đồ chơi khiến chúng ta hiếm khi chọn lọc kỹ càng, đặc biệt về sự an toàn cho trẻ. May thay, ba mẹ hoàn toàn có giải pháp thay thể cho vấn đề này, đó là tự làm các đồ chơi thông minh. Cách này có một số ưu điểm rõ ràng như sau:

Cách làm đồ chơi cho bé tại nhà giúp tiết kiệm chi phí cho phụ huynh
Cách làm đồ chơi cho bé tại nhà giúp tiết kiệm chi phí cho phụ huynh
  • Tiết kiêm chi phí
  • Phụ huynh hoàn toàn yên tâm về suất xứ cũng như sự an toàn
  • Phụ huynh cũng có thể làm cùng với bé
  • Kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ
  • Giúp bé học hỏi kimh nghiệm và chia sẻ với cộng đồng vè kiến thức cũng như sự phát triển của trẻ.

9 cách làm đồ chơi cho bé 3 tuổi sáng tạo nhất

Làm đồ chơi squishy dưa hấu từ keo sữa cho bé 3 tuổi

Làm đồ chơi squishy dưa hấu từ keo sữa đẹp mắt
Làm đồ chơi squishy dưa hấu từ keo sữa đẹp mắt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: xốp mút, keo sữa, màu nước ( các màu đỏ, xanh lá cây, đen, trắng) , kéo, cọ vẽ.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Mẹ dùng kéo cắt mút xốp thành hình tam giác có kích thước tùy theo ý thích. Độ dày khoảng 2cm.
  • Bước 2: Trộn hỗn hợp gồm keo sữa, kem cạo râu và màu nước. Keo sữa và kem cạo râu với tỷ lệ 1:1. Màu nước mẹ cho sau vào cho đến khi đúng màu con thích. Mẹ đừng quên cho vào 2 hũ riêng biệt nhé.
  • Bước 3: Phần hỗn hợp vừa trộn sẽ được dùng tô vào miếng xốp mút đã cắt. Màu xanh mẹ để tô phần vỏ dưa nhé, tô phần vỏ dưa dày khoảng 1 cm là vừa đủ. Tô xong phần vỏ dưa, mẹ tô đến phần ruột đỏ của miếng dưa bằng màu đỏ sao cho đều nhé.
  • Bước 4: Trang trí hoàn thiện miếng squishy của mẹ và bé theo ý thích.
  • Bước 5: Để thêm phần sinh động và đáng yêu cho miếng dưa, mẹ dùng cọ vẽ để tô điểm phần hạt cho miếng dưa bằng màu nước đen.
  • Bước 6: Ngoài ra mẹ dùng tăm để vẽ mắt và miệng cho miếng squishy dưa hấu. Nếu muốn làm thành móc chìa khóa, mẹ chỉ cần dùng thêm một chiếc móc nhỏ nữa là được.

Làm đồ chơi rối bóng cho bé 3 tuổi

Đồ chơi rối bóng được nhièu bạn nhỏ yêu thích
Đồ chơi rối bóng được nhiều bạn nhỏ yêu thích

Nguyên liệu cần chuẩn bị: hộp ngũ cốc rỗng, giấy A4, băng dính, giấy màu đen, que gỗ nhỏ.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cạy các mặt nắp của hộp ngũ cốc ra và trải phẳng.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ cắt ra hai hình chữ nhật lớn trên mỗi mặt của hộp ngũ cốc. Các hình chữ nhật có kích thước 19 x 28cm.
  • Bước 3: Khoét 1 mặt và dán giấy A4 trắng phủ lên tạo màn hình.
  • Bước 4: Lắp lại hộp, cắt bỏ nắp hộp thừa.
  • Bước 5: Mẹ cắt các hình thù con rối bằng giấy A4 đen và dính vào đầu cây gỗ.
  • Bước 6: Trang trí và để ở mặt sau 1 bóng đèn chiếu. Như vậy, mẹ đã hoàn thành món đồ chơi này rồi!

Làm đồ chơi bóng dẻo cho bé 3 tuổi

Đồ chơi bóng dẻo được nhiều bạn nhỏ yêu thích
Đồ chơi bóng dẻo được nhiều bạn nhỏ yêu thích

Nguyên liệu cần chuẩn bị: bút dạ, bóng bay, bột mì, nước.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Hòa bột mì với nước theo tỉ lệ 1:1 thành hỗn hợp sệt có thể nặn được. Mẹ điều chỉnh sao cho hỗn hợp không quá lỏng hay quá đặc nhé.
  • Bước 2: Mẹ cùng bé nặn đất thành từng viên tròn rồi nhét vào những quả bóng bay. Lúc này bóng bay phồng to và có độ đàn hồi. Bé thoải mái nghịch bóng bay mà mẹ không cần lo sẽ bị vỡ.
  • Bước 3: Thắt nút các quả bóng bay lại.
  • Bước 4: Trang trí các biểu cảm lên quả bóng tuỳ theo sở thích. Biểu cảm vui mừng, tức giận, hạnh phúc, càng đa dạng càng tốt.

làm đồ chơi rùa vui vẻ bằng bat nhựa và bóng bay

Đồ chơi con rùa làm từ bát nhựa và bóng bay siêu dễ thương
Đồ chơi con rùa làm từ bát nhựa và bóng bay siêu dễ thương

Nguyên liệu cần chuẩn bị: bóng bay và bơm bóng bay, băng dính, bút dạ đen, bát nhựa.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Chọn ra chiếc bát đầu tiên dùng làm mai rùa. Mẹ lựa chọn màu sắc để phù hợp với màu của bóng nhé. Nên sử dụng bát nhựa để an toàn cho bé.
  • Bước 2: Thổi một quả bóng làm đầu rùa, tùy vào kích cỡ của bát mà mẹ nên thổi to hay nhỏ. Thắt nút buộc bóng và dùng băng dính cố định nút thắt vào mặt trong bát nhựa.
  • Bước 3: Thổi 4 quả bóng làm chân rùa. Cố định các nút thắt bóng bằng băng dính vào quanh mai rùa.
  • Bước 4: Thổi 1 quả bóng nhỏ hơn một chút làm đuôi rùa và dính cố định.
  • Bước 5: Dùng bút vẽ mặt cho chú rùa của mẹ và bé theo sở thích riêng!
  • Bước 6: Tiếp tục làm tương tự với các màu bát, màu bóng khác nhau.

Cách làm trống lắc cho bé 3 tuổi

Trống lắc dễ thương cho bé
Trống lắc dễ thương cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị: súng bắn keo, băg dính màu sắc, hạt gỗ nhiều màu, hộp tròn rỗng, que gỗ, dây len.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Khoan 1 lỗ vào hộp rỗng rồi luồn que vào cố định bằng súng bắn keo.
  • Bước 2: Khoan 2 bên hộp rồi luồn hạt gỗ vào dây cố định 2 bên.
  • Bước 3: Dùng băng dính trang trí mặt trống và que trống.

Làm vương niệm bằng giấy cho bé 3 tuổi

vương niệm siêu dễ thương cho bé
vương niệm siêu dễ thương cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị: cốc giấy ( tô giấy ) thể tích 360ml, giấy gói quà, dây co giãn, dập ghim, kéo.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Dán giấy gói quà xung quanh thân của cốc giấy. Nếu mẹ có sẵn những chiếc cốc giấy họa tiết thì bỏ qua bước này nhé!
  • Bước 2: Xé bỏ phần đáy của cốc giấy một cách khéo léo
  • Bước 3: Dùng kéo cắt hình vương miện ở miệng cốc giấy
  • Bước 4: Dùng dập ghim ghim cố định 2 đầu dây co giãn vào thành cốc hoặc mẹ có thể xuyên dây qua thành cốc và buộc thắt nút lại.

Làm trò chơi ném vòng cho bé 3 tuổi

Đồ chơi ném vòng cho bé
Đồ chơi ném vòng cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị: đĩa giấy, sơn màu, lõi giấy, kéo.

Các bước tiến hành.

  • Bước 1: Mẹ khoét tròn phần giữa đĩa giấy sao cho lỗ có thể xuyên qua lõi giấy dễ dàng
  • Bước 2: Để 1 chiếc đĩa giấy làm trụ và dính lõi lên
  • Bước 3: Sơn những chiếc vòng đĩa giấy theo màu sắc tùy thích của bé.

Đồ chơi xếp hình cho bé 3 tuổi

Đồ chơi xếp hình bằng que kem cho bé
Đồ chơi xếp hình bằng que kem cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị: que kem, keo cố định.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Xếp những que kem và cố định chúng lại.
  • Bước 2: Mẹ có thể vẽ hoặc dán hình ảnh con vật có sẵn lên đó và dùng keo cố định hình ảnh. Chọn những hình ảnh phù hợp với sở thích của bé.
  • Bước 3: Lấy kéo cắt những que kem ra riêng biệt và đảo vị trí của chúng.
  • Bước 4: Chơi bằng cách bảo bé hãy xếp chúng thành hình con vật bạn đầu.

Ngôi nhà búp bê bằng vali cũ

Ngôi nhà búp bê từ vali cũ cho bé siêu dễ thương
Ngôi nhà búp bê từ vali cũ cho bé siêu dễ thương

Nguyên liệu cần chuẩn bị: vali cũ, búp bê, đồ trang trí.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Mẹ chỉ cần lấy chiếc vali cũ không dùng đến, dùng bìa carton cố định và chia các ngăn trong vali. Chỉ vài bước thiết kế lại đã tạo thành ngôi nhà đơn giản cho búp bê của bé.
  • Bước 2: Dán giấy màu, hoặc gắn những sticker ngộ nghĩnh, trang trí lại cho đẹp mắt. Thành quả là ngôi nhà búp bê thật đáng yêu.

Lưu ý khi cho trẻ chơi những đồ chơi thông minh

Khi cho trẻ chơi đồ chơi, cha mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo quá trình “giáo dục” thông qua đồ chơi đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Trẻ luôn rất thích có thật nhiều đồ chơi, nhưng lúc này trình độ sinh lý của trẻ còn khá thấp nên chưa thể tập trung vào chơi những món đồ nhất định. Bên cạnh đó, con rất dễ bị ngoại cảnh chi phối, phân tán sự chú ý nên các phụ huynh cần chú ý khi trẻ chơi đồ chơi.

Dạy trẻ thu dọn đồ chơi là một việc mang tính giáo dục cao, tuy nhiên có một hiện tượng phổ biến đang diễn ra là các con chỉ biết chơi và bày bừa ra đó. Cha mẹ sẽ là người chịu trách nhiệm dọn dẹp đống lộn xộn đó. Cha mẹ đâu biết rằng, đây là một việc làm không tốt trong quá trình giáo dục con trẻ.

Trẻ luôn ham muốn có những món đồ chơi mới, nên sẽ đòi hỏi mua cho bằng được những món đồ chơi để bằng bạn bằng bè. Tuy rằng ở nhà còn rất nhiều đồ chơi nhưng con lại chưa hài lòng với những điều đó. Cha mẹ nên phân tích, chỉ rõ đúng sai hoặc tạo nên sự thú vị từ những món đồ chơi trước đó để bé cảm thấy hào hứng. Mua sắm quá nhiều đồ chơi vừa lãng phí tài chính lại là cách thức giáo dục sai.

Trẻ luôn ham muốn có những món đồ chơi mới, nên sẽ đòi hỏi mua cho bằng được những món đồ chơi để bằng bạn bằng bè. Tuy rằng ở nhà còn rất nhiều đồ chơi nhưng con lại chưa hài lòng với những điều đó. Cha mẹ nên phân tích, chỉ rõ đúng sai hoặc tạo nên sự thú vị từ những món đồ chơi trước đó để bé cảm thấy hào hứng. Mua sắm quá nhiều đồ chơi vừa lãng phí tài chính lại là cách thức giáo dục sai.

Trên đây, Nhutinhyeucuame đã giới thiệu đến bạn cách làm đồ chơi cho bé khi làm đồ chơi dân gian cho trẻ mầm non, chúng ta cần đảm bảo tính an toàn, và giáo dục và thú vị cho trẻ, đồng thời tôn trọng và bảo vệ môi trường. Nếu thực hiện đúng cách, hoạt động này sẽ giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng và tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *