Chia sẻ cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng đơn giản

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với những lợi ích tuyệt vời mà sữa mẹ mang lại, nhiều người muốn duy trì nguồn sữa mẹ cho con dù đã hết thời gian nghỉ thai sản. Lúc này họ sẽ vắt sữa mẹ ra và bảo quản cho con được sử dụng hàng ngày.

Vậy cách bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng cách và sử dụng được lâu? Hãy cùng Nhutinhyeucuame tìm hiểu thông tin chi tiết thông qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng tham khảo!

Các trường hợp cần dự trữ sữa mẹ

Các trường hợp cần dự trữ sữa mẹ và cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất
Các trường hợp cần dự trữ sữa mẹ và cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất

Trên các diễn đàn mẹ và bé hay các trang tư vấn sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh, cách bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Ngoài ra, mọi người cũng thường thắc mắc rằng tại sao phải bảo quản sữa mẹ, các trường hợp nào cần sự trữ sữa mẹ.

Để giúp bạn đọc nắm rõ hơn về nội dung này, chúng tôi đã tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa và có câu trả lời như sau:

  • Những bé được nuôi trong lồng ấp do sinh non hoặc sức khoẻ chưa đảm bảo cần phải có nguồn sữa mẹ dự trữ.
  • Những bé nằm viện trong trường hợp cách ly mẹ cần vắt sữa dự trữ để cho con bú.
  • Khi mẹ hết thời hạn nghỉ thai sản, đi làm việc xa con mà vẫn muốn duy trì cho con bú sữa mẹ, phải có nguồn sữa mẹ dự trữ.

Việc dự trữ sữa mẹ giúp trẻ có nguồn sữa uống đầy đủ, kịp thời trong mọi hoàn cảnh. Từ đó giúp đảm bảo sức khỏe của bé, đồng thời mang đến sự yên tâm cho phụ huynh.

Những dụng cụ cần thiết để dự trữ sữa mẹ

Khi tìm hiểu về cách bảo quản sữa mẹ bạn cần lưu ý đến các dụng cụ để trữ sữa. Những dụng cụ cần có bao gồm:

Bình trữ sữa

Bình trữ sữa - sản phẩm không thể thiếu khi dự trữ sữa cho trẻ
Bình trữ sữa – sản phẩm không thể thiếu khi dự trữ sữa cho trẻ

Xem thêm: 3 mẹo dân gian gọi sữa về cho mẹ ít sữa nên áp dụng ngay

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bình trữ sữa khác nhau, trong đó phổ biến là bình trữ sữa bằng nhựa và bằng thuỷ tinh. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, sử dụng bình chất liệu thuỷ tinh sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ và nâng cao chất lượng nguồn sữa được trữ đông.

Lưu ý cần rửa sạch bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và nước ấm, để khô trước khi sử dụng. Không nên đổ sữa quá đầy vào bình, không sử dụng bình sữa bị mẻ, nứt.

Túi trữ sữa

Túi trữ sữa là một trong những cách dự trữ sữa mẹ được nhiều phụ huynh lựa chọn hiện nay
Túi trữ sữa là một trong những cách dự trữ sữa mẹ được nhiều phụ huynh lựa chọn hiện nay

Nếu không sử dụng bình chứa, bạn có thể sử dụng túi trữ sữa. Đây là sản phẩm chuyên dụng, là một trong những vật dụng không thể bỏ qua khi bạn tìm kiếm cách bảo quản sữa mẹ. Những chiếc túi này được thiết kế đặc biệt với chức năng bảo quản sữa mẹ, được bán phổ biến tại các cửa hàng đồ sơ sinh, đồ cho mẹ và bé. Với túi đựng sữa, bạn nên cho khoảng 60-120ml, không nên cho quá nhiều để tránh tính trạng sữa tràn gây lãng phí, đồng thời đảm bảo quá trình bảo quản được tốt nhất.

Khi lựa chọn túi trữ sữa, hãy lựa chọn sản phẩm tại những đơn vị cung ứng uy tín để mua được sản phẩm chất lượng, tránh hàng giả, hàng nhái. Kiểm tra túi trước khi sử dụng, không sử dụng túi bị nứt, rách. Không sử dụng loại túi kém chất lượng vì một số chất dẻo có trong túi kém chất lượng có thể bị phân huỷ trong quá trình cấp đông hoặc tác động làm phân huỷ những chất dinh dưỡng có trong sữa.

Cách bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh tốt nhất

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh - cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt tốt nhất
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh – cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt tốt nhất

Hiện nay có hai cách vắt sữa mẹ phổ biến là vắt bằng tay hoặc vắt bằng máy. Dù bạn có lựa chọn cách vắt sữa nào thì sau khi vắt xong bạn cũng cần bảo quản sữa đúng cách để chất lượng sữa được bảo đảm trọn vẹn nhất. Vậy cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài, thời gian bảo quản sữa mẹ như thế nào. Cùng khám phá chi tiết ngay dưới đây.

Sau khi vắt sữa mẹ ra ngoài bầu ngực, bạn nên nhanh tay đổ ngay vào túi đựng sữa chuyên dụng. Chuẩn bị sẵn nhãn dán phía ngoài túi sữa, trên đó ghi đầy đủ các thông tin: ngày giờ vắt sữa, nếu gửi bé đi trẻ thì cần ghi rõ họ tên của bé trên túi sữa. Hoàn tất các thủ tục cho sữa và ghi thông tin trên túi sữa, cất sữa vào tủ lạnh.

Thời gian bảo quản sữa mẹ được bao lâu? Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, sữa có thể bảo quản trong tủ lạnh trong 48 giờ. Bạn cũng có thể làm lạnh nhanh cho sữa trong khoảng 30 phút sau đó trữ đông. Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Nếu để ngoài, bạn cần đảm bảo để trong mức nhiệt 26 độ C và không quá 6 giờ.

Khi để trữ đông sữa mẹ, sữa có thể trữ được trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần đối với tủ lạnh cửa đơn. Đối với tủ lạnh hai cửa có phun sương, sữa có thể duy trì trong khoản 3 tháng. Đặc biệt, bạn có thể giữ sữa trong 6 tháng đối với loại tủ luôn duy trì mức nhiệt là -18° C.

Lưu ý khi dự trữ sữa trong tủ lạnh:

  • Để giảm thiểu thời gian làm lạnh, tiết kiệm thời gian chi phí và thuận tiên khi rã đông sữa, bạn nên chia sữa thành các túi nhỏ, dung tích từ 80-120ml.
  • Khi dự trữ sữa trong tủ lạnh, nếu nguồn điện bị ngắt trong thời gian dài, hãy nhanh tay lấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào các thùng cách nhiệt, bỏ thêm đá viên.

Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ nhanh chóng, an toàn

Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ nhanh chóng, an toàn
Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ nhanh chóng, an toàn

Xem thêm: 3 điều mẹ cần biết nếu cho con bú khi mang thai 

Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ cũng là một trong những nội dung quan trọng của cách bảo quản sữa mẹ. Thông thường, bạn cần căn cứ vào thời gian vắt sữa để rã đông một cách hợp lý. Túi sữa nào có ghi ngày tháng vắt sữa trước thì bạn lấy cho bé dùng trước, túi nào ghi ngày vắt sau thì cho bé dùng sau.

Bạn có thể rã đông sữa bằng cách hấp cách thuỷ, đây là cách làm có độ an toàn cao, giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất trong sữa mẹ. Cách khác, bạn đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng khoảng 40 độ C, cách này dễ thực hiện hơn tuy nhiên không được đảm bảo tuyệt đối như cách trên.

Lưu ý khi rã đông sữa mẹ đã bảo quản:

  • Bạn không nên để sữa ở nhiệt độ phòng vì sẽ làm tăng lượng vi khuẩn có trong sữa.
  • Không đun nóng sữa mẹ bằng các đồ nấu bếp, không hâm nóng sữa bằng lò vi sóng. Hai cách này sẽ làm hỏng sữa.
  • Trước khi cho trẻ sử dụng, hãy lắc nhẹ chai sữa, lắc đều tay để phần váng sữa và sữa được hòa quyện cùng nhau. Nếu bạn lắc quá mạnh, một số chất dinh dưỡng có trong sữa có thể bị phân huỷ.
  • Trước khi cho trẻ sử dụng sữa, cần kiểm tra nhiệt độ, sữa phải đảm bảo đủ độ ấm nhưng không được để nóng quá.
  • Khi rã đông sữa và hâm nóng cho trẻ sử dụng, nếu trẻ không sử dụng hết, bạn phải bỏ lượng sữa thừa đi. Tuyệt đối không cho dự trữ đông và sử dụng lại cho những lần sau.

Trên đây Nhutinhyeucuame đã chia sẻ chi tiết cho bạn về cách bảo quản sữa mẹ được lâu. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, từ đó giúp bạn có sự chăm sóc trẻ nhỏ một cách hợp lý, an toàn. Bạn đọc có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm bảo quản sữa mẹ, các cách chăm sóc mẹ và bé tốt nhất, hãy tham khảo thêm các bài viết trên website của chúng tôi.

Bài viết liên quan: 

4 cách giúp tăng lượng sữa và cải thiện chất lượng sữa mẹ

9 thực phẩm lợi sữa tốt nhất được nhiều bà mẹ tin dùng

8 điều các mẹ nên biết khi chi con uống sữa ngoài

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *